Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Giới thiệu Tuyển Tập Sở học Kiến Giải


[SỞ HỌC KIẾN GIẢI]
h   a   u   h   o   c   q   u   a   n   g   k   i   e  n  .  c  o  m

Dẫn nhập

Hỏi:          v      ấ      n          đ      ề
Có người thấy kẻ hậu học Kiến giải từ Kinh Dịch, Phong Thủy, Tử Vi, Thiên Văn cho đến MBA thì cười mà hỏi rằng:
“Ông đã có đủ kiến thức và trí tuệ Người Xưa hay chưa mà lại mang các môn sở học của người xưa ra để kiến giải?”
Lại có người hỏi: “ Ông là Phật tử mà lại đi nghiên cứu các môn thế gian, lại còn dùng kiến thứct Phật học để giúp người mới học hiểu Dịch, hiểu Phong Thủy, hiểu về chiến lược kinh doanh thế có phải là làm cho Đạo vô thượng xuống bằng thế tục chăng?”
Đáp:    k    i    ế     n            g   i   ả     i
Ngày xưa Ngài Trí Húc Đại Sư dùng Thiền để giải Dịch. Có người nói như vậy là thành ra tăng ích báng, diệt tổn báng, hý luận báng (nói thêm, nói bớt và nói bông đùa).
Ngài Trí Húc dùng ngôn ngữ Thiền giải Dịch để dùng Dịch đưa người vào Thiền đấy là vì nhân duyên Tứ Tất Đàn (1) mà dùng. Ngài Trí Húc nói “nhân sâm là thuốc bổ cho người, nhưng kẻ hen suyễn uống vào thì chết; mùa xuân sinh dưỡng vạn vật nhưng có thứ gặp mùa xuân lại hỏng nát; Mùa hạ nuôi lớn mọi thứ nhưng cỏ gặp mùa hạ lại khô héo, mùa thu rất tiêu điều nhưng hoa Cúc lại thắm tươi… Nếu chỉ chọn điều có lợi không gây hại rồi sau đó mới làm thì e rằng đến cả đất trời cũng không phải không có điều ân hận.”
Do vậy nếu không đạt được bốn lợi ích mà gây ra bốn loại phỉ báng thì cũng do đất mà té ngã, rồi lại do đất mà đứng lên vậy. Đấy là :
“Hữu tình đến gieo giống
Nhân đất quả lại sinh…”
(Tổ Hoằng Nhẫn)
Cũng bởi vì chỗ chưa đạt tới mà kẻ hậu học dùng thời gian nhàn rỗi ra sức ghi lại các Sở học của người đi trước gọi là “Văn tự”, rồi đem ra mổ xẻ tìm hiểu cái cốt lõi gọi là “Quán”. Sau khi thấy được vấn đề và nhận diện được vấn đề rồi thì quay lại soi xét Thân, Tâm và Hành vi của mình để được lợi ích gọi là “Chiếu”. Đây là quy trinh của Văn Tư Tu để được viên mãn ba Vô lậu học. Nay dùng mọi phương tiện (sở học thế gian) để tiến lên xuất thế gian, dần dần thấy được thật tướng của Vạn Pháp. Cũng là để dần thông tỏ Ngũ Minh mà thấu suốt thâm ý của Chư Phật. Đức Phật dùng đủ cả phương tiện Khai Thị Ngộ Nhập để cho chúng ta thấy được Phật tính của mình. Về cơ bản Đức thế tôn mong chúng sinh thấu rõ được bốn điều sau: Chân nguyên của mình cùng Chư Phật là đồng nhất thể, do Vô minh mà sinh ra phân biệt; Thấu rõ Đệ nhất nghĩa đế tuyệt đối ra ngoài Danh Tướng; Thấu rõ Trung Đạo ra ngoài các phép đối đãi; Thấu rõ Tự tính thanh tịnh Tâm, theo duyên mà không đổi, không đổi mà theo duyên). Tất cả cũng vì phát Nguyện và cũng để cho Đại nguyện không thành Nguyện đại, vậy nên:

Chúng con xin nhất tâm phát nguyện
Nguyện chúng con đời hiện tại đây
Phúc duyên trí tuệ vẹn đầy
Tội tình báo chướng mảy may chẳng còn
Bao phiền não làm cho khổ sở
Mọi duyên trần xin rũ sạch không
Thân tâm như thể gương trong
Bao Pháp mầu nhiệm nguyện thông hiểu liền
Chúng sinh dù vô biên vô lượng
Độ cho đều sung sướng an vui
Quả chính giác là ngôi cao nhất
Ngày đêm con xin nhất tâm cầu
Giữ gìn trọn vẹn trước sau
Đường xa đi chẳng bao lâu tới liền
Xin cho con được như nguyện.”

 (Tổ Sư Trí Hải)

[TỨ TẤT ĐÀN]

1. Thế giới tất đàn: Tuỳ thuận theo pháp thế gian mà nói nghĩa nhân duyên hoà hợp; cũng tức là dùng những pháp phổ thông ở thế gian như tư tưởng, ngôn ngữ, quan niệm... để thuyết minh chân lý duyên khởi. Tất đàn này còn được gọi là Lạc dục tất đàn.
2. Các vị nhân tất đàn: Tức tuỳ theo căn cơ và năng lực khác nhau của mỗi chúng sinh mà nói các pháp thực tiễn xuất thế, khiến chúng sinh sinh khởi niệm thiện căn, cho nên cũng gọi là Sinh thiện tất đàn.
3. Đối trị tất đàn: Đối với phiền não của chúng sinh như tham, sân, si... tuỳ bệnh mà cho thuốc pháp để đối trị.
4. Đệ nhất nghĩa tất đàn: Tức dẹp bỏ tất cả ngôn ngữ, luận nghị mà trực tiếp dùng Đệ nhất nghĩa đế giải thích rõ lý thực tướng của các pháp, khiến chúng sinh chân chính khế nhập giáo pháp. Chính là lý luận học diệu dụng của Trung Đạo đệ nhất nghía đế là bản thể của Chư phật và tất cả chúng sinh  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét