Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

THIỀN ĐẠI THỪA (01)


Tối thượng thừa Thiền của Thập phương Tam Thế chư Phật
4/21/2012.
Bao gồm cả Hiển giáo và Mật giáo. Hiển giáo là các đạo lý dùng ngôn ngữ văn tự để thể hiện. Riêng tiểu thừa, Trung Thừa thì cũng có hiển giáo như Đại Thừa. Nhưng Mật Giáo thì chỉ có Đại Thừa. Vì Mật giáo tuy cũng dùng ngôn ngữ văn tự nhưng là những ngôn ngữ văn tự đặc biệt chỉ có chư Phật với chư Phật mới hiểu hết được hêt ý nghĩa. Ngôn ngữ văn tự của Mật Giáo là tóm tắt tinh hoa đại ý của các bộ khế kinh Đại Thừa bằng những câu chữ tiếng Phạn (shancri), những ngôn ngữ này là tiếng cổ của miền bắc Ấn Độ cách đây khoảng 6000 năm. Cho nên Mật Giáo Đại Thừa cũng chính là tối thượng thừa Thiền Đại Thừa. Ý nghĩa giống nhau nhưng hình thức biểu hiện ngôn ngữ là khác nhau.
          Tối thượng thừa Thiền được biểu hiện trong Mật Giáo qua các bài mẫu tự Đa- ra- ni ở hai bộ khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm ( Đại Thừa Viên giáo) và Đại bát Niết Bàn ( Đại thừa Chung giáo và Đại thừa Đốn Giáo). Còn biểu hiện ở khế kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại thừa thông giáo).
          Tối thượng Thừa Thiền được biểu hiện trong hiển giáo qua các bộ khế kinh THủ Lăng Nghiêm, Đại Bát Nhã và Đại bát niết bàn cùng Đại phương quảng hoa nghiêm và nhiều bộ khế kinh Đại thừa khác.
          Ở nơi Mật Giáo qua các bộ khế kinh Đại Thừa nói trên thì ý nghĩa tối thượng thừa thiền biểu hiện là: chỉ rõ chúng sinh bản lai từ vô lượng kiếp trước đã có đầy đủ Như Lai trí tuệ đức tướng ( Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc Như Lai trí tuệ đức tướng) như khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm đã nói. Lại như khế kinh Đại bát niết bàn Đức Phật Thích Ca đã dạy “Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc phật tính thường trụ bất sinh bất diệt”. Khế kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật Thích Ca cũng dạy “ Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc viên thông nhị thập ngũ tính thường trụ hiển thị tại nhị thập ngũ viên thông pháp môn”. Tất cả ý nghĩa tối thượng thừa này đều biểu hiện ở ngôn ngữ phẩm Đà la ni mẫu tự ở khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm, Đại bát niết bàn và Chân ngôn Thủ Lăng Nghiêm.
          Ở hiển giáo khế kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng chỉ rõ pháp môn viên thông là 25 pháp môn đều nhằm mục đích giúp chúng sinh tu luyện đắc tính viên thông. Tính viên thông này là viên mãn (đầy đủ mọi công đức vô lậu, vô vi). Kiên cố (thường trụ bất sinh bất diệt) và cứu kính (cao siêu đệ nhất cũng gọi là vô thượng). Khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm nói rõ 10 hạnh nguyện của đức Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát là thật giáo Đại thừa. Chúng sinh nào có cơ duyên Đại Thừa tu 10 hạnh nguyện này thời vị lai sẽ đắc Đạo vô thượng đại Bồ đề đầy đủ tính viên mãn kiên cố cứu kính như kinh Đại phương quảng hoa nghiêm nói. Khế kinh Đại bát niết bàn Đức Phật dạy nếu chúng sinh nào phát tâm tối thượng thừa dù chỉ nghe hai chữ thường trụ mà kính cẩn phụng trì thì đời vị lai cũng sẽ đắc đạo thành Phật viên mãn cái Phật tính thường trụ mà chúng sinh đã sẵn có từ vô thủy kiếp. Khế kinh Diệu pháp liên hoa là đại thừa Chung giáo Đức phật thụ ký cho rất nhiều đệ tử là A La Hán tu theo Đại Thừa sẽ đắc đạo thành Phật ở đời tương lai. Ở đây Đức Phật lại nhắc lại hạnh tu viên thông nhĩ căn của đức Quán Thế Âm Bồ Tát của khế kinh Thủ Lăng Nghiêm qua phẩm Phổ Môn thứ 25 ở đoạn nói hạnh Quán Thế Âm nghe tiếng chúng sinh cầu nguyện, niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm mà thị hiện các thân thế gian và xuất thế gian (32 ứng thân) để đến cứu độ những chúng sinh đó.
          Khế kinh Diệu pháp liên hoa phẩm phương tiện thứ 2 tóm tắt đầy đủ đúng như ý nghĩa chung giáo Đại Thừa ở tất cả khế kinh đại thừa khác là ý nghĩa 10 như thị như sau:
1.     Như thị Tính ( Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính)
2.     Như thị Tướng ( Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc Như Lai trí tuệ đức tướng)
3.     Như thị Nhân ( Nhất thiết chúng sinh bản lai hữu bản nhân Phật tính thường trụ)
4.     Như thị Duyên ( Nhất thiết chúng sinh bản lai hữu duyên tu Đại Thừa chính pháp)
5.     Như thị Quả ( Nhất thiết chúng sinh vị lai thành Phật quả vô thượng Bồ Đề bản hữu cụ túc nhân duyên như thị)
6.     Như thị Báo ( Nhất thiết chúng sinh vị lai thành Phật hữu cụ túc chính báo Đại Pháp thân, đại Báo thân, Thiên bách ức hóa thân, cụ túc Y báo cảnh giới thập phương tịnh độ giai hữu vô thượng Đại Niết Bàn)
7.     Như thị Lực ( Nhất thiết chúng sinh đắc Vô thượng Bồ Đề vị lai cụ túc Đại Lực Ba la Mật)
8.     Như thị Tác ( Nhất thiết chúng sinh đắc Vô thượng Bồ Đề vị lai cụ túc tác tướng hảo chư Phật, tác diệu dụng tứ vô lượng Tâm Đại từ, Địa Bi, Đại Hỷ, Đại Xả)
9.     Như thị Mạt ( Nhất thiết chúng sinh đắc vô thượng Bồ Đề vị lai cụ túc đại Trí đại Dũng đại Nguyện, Đại Phương tiện, Đại Bát Nhã giáo hóa chúng sinh đắc vô thượng Đạo vị lai kiếp)
10. NHư thị Bản ( Nhất thiết chúng sinh đắc vô thượng Bồ đề vị lai cụ túc nhiếp Mạt quy Bản tức thị tính tướng hòa hợp viên mãn bản thể đại Pháp Thân giai hữu thị hiện viên mãn báo thân giáo hóa chư Đại Bồ Tát, giai hữu thị hiện thiên bách ức hóa thân giáo hóa chư nhị thừa cập chư chúng sinh).
Mười như thị này tổng kết toàn bộ ý chỉ thuộc về giáo lý hành tín giải quả chứng đắc tối thượng thừa. Khế kinh Diệu pháp liên hoa phẩm phổ môn thứ 25 nói chân quán, thanh tịnh quán, quảng đại trí tuệ quán, Bi quán cập từ quán cũng là tương ứng với pháp môn viên thông nhĩ căn của kinh Thủ Lăng Nghiêm. Cụ thể là:
1.     Chân Quán: Tức thị tiên quán thanh trần vô tự tính như huyễn như hóa nhập viên thông Nhĩ căn
2.     Thanh tịnh quán: Tức thị thứ quán năng văn sở văn tướng năng giác sở giác tướng như huyễn hóa thị hiện giáo hóa chúng sinh nơi hữu lậu thế tục nhi bất nhiễm phiền não vô minh thế tục
3.     Quảng đại trí tuệ quán: Viên quán năng không sở không diệt trừ ngã chấp tướng (phiền não chướng) diệt trừ pháp chấp tướng ( sở tri chướng) đắc đạo quả Đại Bồ Tát nhất sinh bổ xứ tức là đạo quả diệu giác Bồ Tát thứ 52 như khế kinh đại phương quảng hoa nghiêm và khế kinh Thủ Lăng Nghiêm đã dạy
4.     Bi quán cập Từ quán:  Chung viên mãn đạo quả thứ 53 viên Giác Bồ Tát tức thị Phật quả Vô thượng Bồ Đề. Thị hiện diệu dụng Từ Quán đồng thượng từ lực thập phương Như Lai nhất Từ lực, đồng hạ Bi ngưỡng thập phương chư chúng sinh tức thị Bi quán giai hữu tứ vô lượng tâm Đại từ, Đại BI, Đại Hỷ, Đại Xả. Thập phương tam Thế chư Phật.
53 Đạo quả Đại Thừa khế kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng biểu hiện ở hình ảnh thiện tài đồng tử thị hiện Sam học 53 Sư Tổ Đại Thừa ở khế kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm. Đệ nhất Sư Tổ là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ( Diệu Đức hoặc Diệu Cát tường Bồ tát là tiêu biểu cho căn bản trí đại thừa) cho đến Tổ Sư thứ 53 là đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát là tiêu biểu cho Hậu đắc trí Đại Thừa đồng thời cũng là nhất thiết chủng trí của chư Phật.
          Cần so sánh với Mật giáo Đại Thừa để hiểu rõ sự tương ứng với hiển giáo là như khế kinh Thủ Lăng nghiêm nói: Chân ngôn Thủ Lăng Nghiêm thập phương NHư Lai đồng thuyết cụ túc ba phương diện:
1.     Nhất tâm chân Như (Đại) tương ứng với Chân quán trong phẩm Phổ môn
2.     Tự tính thanh tịnh tâm (Bạch) tương ứng với thanh tịnh quán trong phẩm Phổ Môn
3.     Diệu dụng từ bi phổ độ chúng sinh Tâm ( tán cái) tương ứng với quảng đại trí tuệ quán, Bi quán cập Từ quán trong phẩm Phổ môn.
Đại Bạch Tán cái chính là ý nghĩa của chân ngôn Thủ Lăng Ngiêm. Đại là Maha, Bạch là Tát đát đa, Tán cái là Bát lát ba. Gọi chung là Maha tát đát đa bát lát ba. Đấy là danh hiệu của chân ngôn Thủ Lăng Nghiêm.
   Ở khế kinh Đại Bát Nhã hiển giáo được tóm tắt trong bát nhã tâm kinh câu chân ngôn Yết đế ( hành như), Bala yết đê (viên mãn hành như), Ba la tăng yết đế (viên mãn phổ hành như), Bồ đề tát bà ha (Bồ đề tốc thành tựu), Ma ha bát nhã ba la mật đa ( Đại diệu trí huyền diệu màu nhiệm đến bờ giác ngộ bên kia).
   Sự tương ứng này chính là yết đế (chân quán và nhất tâm chân như).
   Bala yết đế (thanh tịnh quán, tự tính thanh tịnh tâm)
   Ba la tăng yết đế (quảng đại trí tuệ quán, Bi quán cập từ quán và diệu dụng từ bi phổ độ chúng sinh tâm).
Hai câu sau: Bồ đề tát bà ha là thành tựu đạo quả vô thượng bồ đề của chư Phật để phát ra diệu dụng, diệu tướng cứu độ chúng sinh là Ma ha bát nhã

Khế kinh đại Bát Nhã phần cơ bản là nói đủ 10 bala mật: Bố thí, trì giới, an nhẫn. tinh tiến, thiền định, đại nguyện, đại lực, đại Bát Nhã, đại phương tiện, và Đại Trí. (Nhất thiết chủng trí) Ba la mật. Nhưng phần cơ bản nhất của khế kinh là nói về Đại Bát Nhã tưc là trí tuệ vô sở đắc huyền diệu mầu nhiệm nhất của chư Phật.
Đại Bát Nhã có ba loại:
1. Văn tự Bát Nhã (là nhân để được cái quả đầu tiên là Văn Tuệ)
2. Quán Chiếu Bát nhã (là nhân để được cái quả thứ hai là Tư Tuệ)
3. Thật tướng Bát Nhã ( để được cái quả thứ ba là Tu Tuệ).
Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ là cái tuệ đắc cái vô sở đắc. Vậy ba tuệ này gọi chung là vô sở đắc tuệ. Đó là nhân Tu của Bồ tát Hạnh. Quả tu là Đại Bát Nhã của chư Phật Như Lai.
Chủ yếu của kinh Đại Bát Nhã được Long Thụ Bồ Tát (Tổ sư thứ 14 của thiền Tông Ấn Độ, Tổ sư sáng lập tam luận tông, tổ sư thứ 2 của Mật giáo Đại thừa) nói đầy đủ ở hai bộ luận Đại thừa là Đại Trí Độ Luận và Trung Quán Luận.
Đại trí Độ luận giảng nghĩa toàn bộ khế kinh Đại Bát Nhã. Từ đời quá khứ có đức NHư Lai là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật cũng đã thuyết ra khế kinh Đại Bát nhã như đức Thích Ca Mâu Ni nói sau này. Trước khi nhập Đại Niết Bàn Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói lời tiên tri sau này năm trăm năm có các loại ngoại đạo nổi lên, chúng giả danh tu hành theo đạo Phật nhưng tâm chấp trược cái tướng có tướng không rất nhiều. Lúc đó hóa thân của Long chủng thượng Tôn Vương Phật là Long Thụ Bồ Tát sẽ nêu cao đạo lý Đại Thừa nói ra nhiều bộ luận Đại Thừa để phá tan cái chấp trược có không của các ngoại đạo, giả danh tu theo Phật pháp.
(còn tiếp)...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét