Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

THIỀN ĐẠI THỪA (02)


Kinh Đại Bát Nhã được Long Thụ Bồ Tát (Tổ sư thứ 14 của thiền Tông Ấn Độ, Tổ sư sáng lập tam luận tông, tổ sư thứ 2 của Mật giáo Đại thừa) nói đầy đủ ở hai bộ luận Đại thừa là Đại Trí Độ Luận và Trung Quán Luận.
Đại trí Độ luận giảng nghĩa toàn bộ khế kinh Đại Bát Nhã. Từ đời quá khứ có đức NHư Lai là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật cũng đã thuyết ra khế kinh Đại Bát nhã như đức Thích Ca Mâu Ni nói sau này. Trước khi nhập Đại Niết Bàn Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói lời tiên tri sau này năm trăm năm có các loại ngoại đạo nổi lên, chúng giả danh tu hành theo đạo Phật nhưng tâm chấp trược cái tướng có tướng không rất nhiều. Lúc đó hóa thân của Long chủng thượng Tôn Vương Phật là Long Thụ Bồ Tát sẽ nêu cao đạo lý Đại Thừa nói ra nhiều bộ luận Đại Thừa để phá tan cái chấp trược có không của các ngoại đạo, giả danh tu theo Phật pháp.
Ở bộ đại trí độ luận, Long thụ Bồ Tát đã nói chân lý của Đại Thừa bằng chữ phạn là chữ A Bồ đề Tâm tiêu biểu cho tâm đại giác ngộ phát ra diệu dụng là Đại Bát Nhã. Chữ A Bồ đề Tâm này có bài kệ Bồ Tát nói sau:
Bất tự sinh
Bất tha sinh
Bất cộng sinh
Bất vô nhân sinh
Thị danh A nốc đa la tam diểu tam Bồ đề Tâm (Vô thượng chính đẳng chính giác Tâm.)
Bất tự sinh là nói tất cả các pháp đều là đa nhân sinh do nhiều nhân cùng có một lúc biến hiện ra theo các nhân có các duyên tương ứng. Đó là duyên của 7 đại Địa, thủy, hỏa,phong, không, kiến, Thức đại. Bảy đại này cùng có một lúc gọi là câu hữu nhân. 7 đại này duyên khởi lẫn nhau gọi là nhân duyên. Các duyên liên tục hợp với các nhân thì gọi là Đẳng lưu nhân kết hợp với đẳng vô gián duyên. Các duyên phát triển mạnh cùng với các nhân thêm lớn mạnh gọi là Tăng thượng Nhân hợp với tăng thượng duyên. Các duyên và các nhân trong ngoài kết hợp với nhau và khác thời gian dài ngắn mà thành thục (Dị thời nhi thục), khác phẩm loại mà thành thục (Dị phẩm nhi thục) biến ra khác như Nhân biến dần nhờ có Duyên mà thành quả (Biến dị nhi thục). Bên trong là nhân, bên ngoài là duyên. Cái duyên bên ngoài thì gọi là sở duyên duyên. Sở duyên duyên của lục đạo luân hồi thế tục chính là Thiên Văn, Thiên thời, thiên tài, Địa lý, địa lợi, địa tài. Còn cái Nhân chung gọi là Nhân Tài, nhân hòa, nhân sự. Đó chính là từ cái thế tục vận dụng nó để vươn lên bậc thánh hiền Xuất thế gian có chính nhân tu là Tâm Bồ Đề tức là Phật tính mà tất cả chúng sinh cùng chư Phật đều có. Chúng sinh tuy có chính nhân nhưng phải có chính duyên chính là, biết tu theo pháp môn mười Ba la Mật của chư Phật thì mới đắc đạo thành Phật tức là viên mãn được cái Tâm Bồ Đề tức là cái Phật tính sẵn có. Đó chính là chứng minh cho cái sai lầm của ngoại đạo vì tất cả sự vật như thượng đế chẳng hạn không thể tự mình sinh ra mình vì trước khi sinh ra chính mình đã không có làm sao từ không có gì lại sinh ra cái hoang đường là thượng đế tự cho mình là có quyền cao nhất, tự cho mình là có tất cả mọi thứ kể cả mọi thứ thiện ác tốt xấu trái ngược. Đó chính là ý nghĩa cơ bản của câu kệ Bất tự sinh
Bất Tha Sinh:
          Mình Là Tự, đối đãi với tự cái khác là tha, tự đã không thể tự sinh ra mình thì cái tha làm sao có thể nói là tha tự sinh ra tha được, nói như thế chẳng khác gì thượng đế là cái tự lớn nhất bị một cái tha khác sinh ra. Cái tha đó là ai?, hình dáng thế nào?, thể chất thế nào? Tác dụng thế nào? Mà lại sinh ra được cái Tự hoang đường là thượng đế. Phải quán như thế thì sẽ hiểu được Đạo lý trùng trùng duyên khởi với các câu hữu nhân của Tĩnh lự ( Thiền Định Đại Thừa).
Bất cộng sinh:
Tự đã chẳng phải là Tự thì cái đối đãi của tự là tha cũng chẳng phải tha. Làm sao hai cái đó lại cộng với nhau mà sinh ra được tất cả các Pháp tức là 7 đại được?
Vô nhân sinh:
Vô nhân nghĩa là rỗng không không có gì hết. Cái rỗng không này chính nó cũng chẳng vững bền luôn luôn thay đổi cái đặc rắn, lỏng và hơn tụ lại thì cái rỗng không lại nhỏ đi. Những cái đó tan loãng ra thì cái rống không lại to thêm ra. Nhà Bác học Anbe Anhxtanh tác gả của thuyết tương đối trên thế giới đầu thế kỷ 20 đã nói. Vật chất có hình tướng tan loãng ra thì cũng vô hình như tâm lực vô hình. Tâm lực vô hình làm cho vật chất kết tụ lại thì làm ra được nhiều thứ vật có hình. Tâm lực vô hình là vật chất hữu hình tan loãng ra. Vật chất hữu hình chính là tâm lực vô hình kết tụ lại. Chân lý này trước đó mấy chục năm nhà triết học En ma nu ăng kan người Đức cũng đã chỉ ra học thuyết nhị nguyên luận nói rõ là tâm và vật là nhị nguyên sáng tạo ra mọi thứ trên thế giới. Ở nước Đức các nhà bác học này đã nghiên cứu Phật pháp Đại Thừa tức là đạo lý thất đại duyên khởi của kinh Thủ lăng Nghiêm trong đó Đức Phật dạy năm đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không là năm sắc pháp (năm vật chất) và hai đại  Thức  và Kiến là hai tâm Pháp ( hai tâm linh). Đó chính là 7 câu hữu nhân cùng liên minh với nhau mà có đẳng lưu nhân, tăng thượng nhân, dị thục nhân. Các nhân này tác động chi phối nhau ảnh hưởng lẫn nhau là có bốn duyên: Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Tăng thượng duyên, Sở duyên duyên. Tất cả đạo lý nhân duyên này đã bác bỏ hoàn toàn cái gọi là vô nhân sinh mà các ngoại đạo nói. Cái vô nhân sinh của họ chính là cái đoạn diệt kiến rỗng không của họ đối đãi với cái thượng Đế tất cả. Đó là hai thứ thường kiến và đoạn diệt kiến đối đãi với nhau. Đó cũng là cái đối đãi của duy vật cực đoan coi đồng tiền là trên hết với cái duy tâm cực đoan gọi là chủ quan duy ý chí. Chính hai cái tư tưởng sai lầm này đã gây nhiều đau khổ cho nhân loại. Chỉ khi nào mọi người giác ngộ biết vô nhân sinh là cái sai lầm lớn hiểu rõ chân lý nhân quả trùng trùng duyên khởi của Đại Thừa Phật Pháp. Lúc đó ngay lập tức thiên hạ sẽ thái bình. Đấy cũng là sự giác ngộ cao nhất của câu thứ tư Thị danh a nốc đa la tam diểu tam Bồ Đề ( Vô thượng = A nốc đa la = Chính đẳng, Tam diểu tam Bồ đề = Chính giác). Ý nghĩa này cũng là ý nghĩa của câu tam kinh Bát nhã: Tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố đắc a nốc đal la tam diểu tam bồ đề. Đó là chân lý tối cao của Hiển giáo Đại Thừa. Đồng thời cũng là thị đại Thần chú, thị đại minh chú, thị Vô thượng chú, thị Vô đẳng đẳng chú của Mật giáo Đại Thừa.
Trong bộ Trung Quán luận Bồ Tát Long Thụ cũng viết:
Nhân duyên sở sinh Pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh thị giả danh
Diệc danh Trung Đạo Nghĩa
Câu kệ đầu tiên “ Nhân duyên sở sinh pháp” có nghĩa là:
          Nhân có rất nhiều loại Nhân. Như các bộ luận khác ở trên nói là Câu - hữu có nghĩa là cùng có trong một thời gian nhất định, ở một vị trí không gian nhất định. Các nhân này tác động ảnh hưởng chi phối lẫn nhau hỗ trợ cho nhau thì gọi là duyên. Tổ Đường Huyền Trang khi viết các bộ luận của Pháp tướng tông có nói nhiều người hiểu lệch lạc là nguyên nhân chính gọi là nhân, nguyên nhân phụ gọi là duyên. Như thế là sai lầm vì không bao giờ nhân trực tiếp hóa thành quả ví dụ:  Người ta thường nói trong quả có nhân là đúng. Nhưng nói trong nhân có quả là sai vì như một quả cam chẳng hạn thì bổ quả cam ra ta thấy có nhân là hạt giống cam ở bên trong. Nhưng bổ hạt cam ra thì không bao giờ có quả. Hạt cam nếu gọi là nguyên nhân chính. Múi cam, vỏ cam là nhân duyên phụ thì đều sai. Do đó hạt cam, múi cam và vỏ quả cam đều là những câu hữu nhân chứ không thể nói hạt cam là nguyên nhân chính, múi cam và vỏ quả cam là nguyên nhân phụ được. Sau đó các yếu tố vỏ, hạt, quả tác động với nhau thì là ngoại nhân. Còn hạt cam, múi cam và vỏ quả cam thì là nội nhân. Khi cái vỏ và múi cam tiêu đi thì nó hỗ trợ cho hạt cam nảy mầm. Đấy chính là các nhân tác động với nhau chi phối nhau ảnh hưởng nhau thì gọi là nội duyên. Còn người chăm bón cái cây cam đã lớn lên từ hạt, phân bón, điều kiện thời tiết… thì là ngoại duyên. Đây là một vì dụ về các loài thực vật có đủ hai nhân và hai duyên nói trên mới tạo thành kết quả. Nhưng các loài thực vật có sự giống các loài động vật là có thân thể và có sự sống và sự sinh sản. Điều khác nhau cơ bản là động vật thấp như các loài súc sinh, cao như quỷ, người, thần thì đều có Tri là sự nhận biết đều có thức là sự phân biệt, đều có Trí là sự tinh khôn, đều có tuệ là sự sáng suốt.
Phật Giáo Đại Thừa dù là mật giáo hay hiển giáo đều là những phương pháp tư duy cao siêu nhất. Đó chính là đã chỉ rõ đạo lý Nhân – Duyên – Quả của tất cả sự vật. Tức là tất cả các loại hữu tình như súc sinh, quỷ, người và thần và các loại vô tình như cây cỏ, đất đá. Câu hữu nhân của tất cả các sự vật chính là 7 đại : Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không , Kiến, Thức Đại. Trong đó địa thủy hỏa phong là cấu tạo sắc pháp (vật chất) của tất cả các loại hữu tình và vô tình. Nhưng dù tất cả 7 đại này đều có sự sống nhưng cái sự sống của các loài hữu tình cao hơn vì có Tri có Thức, có Trí, có Tuệ như trên đã nói. Bốn thứ này là biểu hiện của Kiến Đại và Thức Đại tức là đại thứ 6 và thứ 7 trong 7 đại. Kiến đại là tính thấy ở trong con mắt. Con mắt là nơi cư trú của kiến đại chứ không phải con mắt sinh ra kiến đại. ví dụ: Một người mù nếu mọi người hỏi họ thì họ nói “tôi vẫn thấy, nhưng tôi chỉ thấy tất cả là một màu đen lờ mờ. Còn về sáng thì thấy được nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng của địa đại, màu đỏ của hỏa đại, màu trắng của thủy đại, màu tím sẫm của phong đại và không màu của không đại. Thức đại là tính biết. Đó là sự nhận biết cụ thể là nhĩ căn (tính nghe của tai) thì đối xứng với các thứ âm thanh (thanh trần) thì sẽ có sự nhận biết âm thanh (nhĩ thức). Tỵ căn ( tính ngửi của mũi) đối xứng với các thứ mùi (hương trần) thì sẽ có sự nhận biết của mũi (tỵ thức). Thiệt căn (tính nếm của lưỡi) đối xứng với các thứ vị (vi trần) thì sẽ có sự nhận biết của lưỡi (thiệt thức). Thân căn (tính cảm xúc của toàn thân thể) đối xứng với các vật bên ngoài (xúc trần) thì xẽ có nhận biết của thân thể (thân thức). Ý căn (tính phân biệt mọi sự vật) đối xứng với pháp trần (đặc tính của mọi sự vật) sẽ có sự nhận biết của ý căn (ý thức). Nhưng ý thức chính là cái thức thứ 6 này không ai giống ai. Cái riêng của từng chúng sinh là ở chỗ ta biết chứ không phải chúng sinh khác biết. Cái ta biết này riêng biệt của từng chúng sinh chính là cái thức thứ 7 (Mạt na thức) của mỗi chúng sinh. Cái thức thứ 7 này của mỗi chúng sinh thì phải có chỗ dựa. Chỗ dựa của nó chính là A lại Da thức thứ 8 ( tạng thức).  Tạng thức này bị thức thứ 7 luôn luôn chấp là của mình đó gọi là Ngã ái chấp tàng thức.  Gọi là tàng thức thì có hai chức năng: Một là tàng thức là chỗ chứa đựng hạt giống = Nhân = Chủng Tử của tất cả  mọi sự hiểu biết về các khoa học của cuộc đời. Hai là Tạng thức có khả năng chứa đựng tất cả chủng tử khoa học của cuộc đời. Cái khả năng chứa đựng này một số nhà triết học âu châu, á châu và mỹ châu gọi là Tiềm thức tức là cái thức có khả năng tiềm tàng để một lúc nào đó thì những kiến thức ở trong tiềm thức này đem ra sử dụng được vào mọi công việc khoa học của cuộc đời. Tất cả tám thức: Nhỡn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân, Ý thức, Mạt na thức, A lại da thức là biểu hiện cụ thể của kiến đại và thức đại trong 7 đại. Kiến đại và thức đại là hai tâm pháp. Địa, Thủy, Hỏa, Phong và Không đại là hai sắc pháp. Các khế kinh đại thừa chư Phật đều dạy sắc tâm đồng khởi , sắc tâm liên minh kết thành tính mệnh của tất cả từng cá nhân chúng sinh.
          Tâm pháp ( Kiến đại và Thức đại) chính là nội nhân trong câu hữu nhân của mỗi chúng sinh. Sắc pháp ( địa, thủy, hỏa, phong) chính là ngoại nhân trong câu hữu nhân của mỗi chúng sinh. Nội  nhân và ngoại nhân này tác động chi phối ảnh hưởng nhau thì đấy chính là nội duyên của mỗi chúng sinh. Tất cả ngoại cảnh tức là thế giới của chúng sinh đang ở bao gồm có các hành tinh, nhật (mặt trời), nguyệt (mặt trăng) chính là ngoại duyên của mỗi chúng sinh. Đây là vũ trụ quan và nhân sinh quan chân chính mà chư Phật đã dạy chúng sinh trong các khế kinh Đại Thừa. Tất cả Nhân và Duyên đều bình đẳng vì một nhân hay một duyên trong đó không cái gì có thể tiêu diệt những cái còn lại và đồng thời cũng không thể sinh ra những cái còn lại. Nếu ai nghĩ một cái có thể sinh ra tất cả mọi cái khác nhau thì người đó đã mắc sai lầm thường kiến thượng đế. Lại nếu ai nghĩ nếu một cái có thể tiêu diệt các cái khác thì người đó mắc cái sai lầm đoạn diệt kiến phàm phu.
Nói thêm về nội nhân của chúng sinh riêng biệt là cái chúng sinh thường gọi là linh hồn Đạo Phật gọi là Thần thức. Ngày xưa Tổ Đạt Ma (Tổ thứ 28 Thiền tông Ấn Độ) đến Chùa Thiếu Lâm gặp một thanh niên tên là Thần Quang tha thiết xin Tổ nhận làm đệ tử. Thanh niên này nói “ Tâm con chưa được an” xin tổ ban cho con phép an Tâm. Tổ nói anh hãy đưa cái Tâm của anh ra đây ta sẽ an tâm cho anh. Người thanh niên nói” Con tìm mãi không thấy tâm con ở đâu để Tổ an cho”. Tổ nói “ như thế ta đã an tâm cho anh rồi đó”. Đến thế kỷ thứ 19 nhà bác học Anbe Anh x tanh là người sáng tạo ra thuyết tương đối.  Một hôm có ông bạn cũng là tiến sĩ như nhà bác học đến hỏi: “cái thuyết tương đối của anh quá trừu tượng, tôi làm sao có thể hiểu được?. Anbe Anhxtanh nói : Anh có trí thông minh không?, Có chứ, như thế tôi với anh đều có bằng tiến sĩ như nhau vì đều có trí thông minh. Anbe Anhxtanh nói tiếp vậy anh hãy đưa cái trí thông minh của anh ra để cho tôi nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, sờ thấy thì tôi mới tin là anh có trí thông minh. Ông bạn im lặng không trả lời được. Anbe Anhxtanh nói tiếp: ‘anh bạn thân mến ạ, ở trên đời này có một thứ rất trừu tượng rất vô hình không ai có thể nhìn thấy sờ thấy như tôi yêu cầu anh, nhưng nó luôn luôn vẫn có trong anh, trong tôi và tất cả mọi người. Cái đó chỉ huy tất cả mọi giác quan. Nó làm cho mắt nhìn thấy, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết cảm xúc. Nó là cái vô hình nhưng chỉ huy tất cả mọi cái hữu hình. Đó là trí thông minh. Trí thông minh này xuất phát từ tâm hồn của mọi người. Ai cũng biết Anbe Anhxtanh là người tu học Phật Giáo đại thừa, thường xuyên ăn trường chay cho nên lời giải đáp của Ông gần giống như lời giải đáp của Tổ sư Đạt Ma với thanh niên Thần quang. Sau này Thần Quang chính là Tổ Tuệ Khả thứ hai của thiền tông trung hoa.
          Hiện nay với những phương tiện máy móc khoa học hiện đại, người ta có thể chụp thấy trong đầu mỗi người đang sống có một vầng hào quang hình cầu sáng nằm ở giao điểm giữa huyệt bách hội giữa đỉnh đầu và huyệt ấn đường giữa mũi và hai lông mày ở phía trong đầu. Lúc sống vầng hào quang đó sáng. Khi chết soi đầu thì không thấy hào quang đó nữa. Đó là cái Tây Y gọi là tuyết tùng .  Khi sắp thở hơi cuối cùng lúc lâm chung và khi đã tắt hơi thở cân thân thể lúc thở hơi cuối cùng nặng hơn thân thể lúc đã tắt hơi thở là từ 20 đến 70 gam trong khi thí nghiệm với một triệu người. Đó chính là trọng lượng chính của linh hồn mỗi người giao động từ 20 đến 70 gam. Khi linh hồn ra khỏi xác lúc chết thì như một luồng ánh sáng hình người cao bằng đứa trẻ lên ba. Nét đặc biệt là cái người có phúc đức trí tuệ thì đầu ở trên chân ở dưới như người thường lúc sống. Người kép phúc đức trí tuệ thì linh hồn bay theo chiều ngang. Người độc ác ngu si thì linh hồn bay chổng ngược đầu dưới chân trên. Ai cũng biết trường hợp nhiều phúc đức trí tuệ thì sẽ được chuyển sinh lên các cõi cao như các cõi tịnh độ của chư Phật, kém phúc đức trí tuệ một chút thì sinh vào các cõi Trời dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Kém tý nữa thì sinh vào các cõi người. Linh hồn bay ngang thì là người kiếp sausi mê, ít phúc đức. Linh hồn bay chổng ngược nhất định đọa địa ngục ngã quỷ, súc sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét