ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
VIÊN GIÁC
LIỄU NGHĨA KHẾ KINH
ĐỨC NHƯ LAI THÍCH CA MÂU NI nhập thần thông đại quang minh tạng
chính định thuyết khế kinh này. Khế kinh Đại phương quảng này cũng như các khế
kinh đại thừa khác bao giờ cũng có lục chủng thành tựu làm ấn chứng để phân biệt
rõ ràng khế kinh thật do chư Phật thuyết và khế kinh giả do ma vương thuyết. Nếu
các bài trong nội dung của kinh ý nghĩa khế hợp với lục chủng thành tựu này thì
là kinh thật. Ngược lại là kinh giả do ma thuyết.
Lục chủng thành tựu là :
1.
Như thị như: Như là bản thể chân thật của
tất cả các pháp. Thị là sự chân thật này trước sau mãi mãi không hề thay đổi. Bản
thể của chư Phật khi đắc đạo vô thượng đại Bồ đề là: Maha vai rô cha na = Đại
Nhật quang minh biến chiếu. Đây là đại pháp thân thanh tịnh vô tướng vô vi của
thập phương tam thế chư Phật
2.
Như thị thị: Thị là sự thật trước sau
không hề thay đổi. Tức là từ như thị như thuyết ra sự thật này là các khế kinh
đại thừa để giáo hóa chúng sinh
3.
Như thị ngã: Là các vị đệ tử Phật vị nào
pháp danh là gì được nghe Phật thuyết khế kinh này.
4.
Như thị văn: Vị đệ tử Phật được nghe khế kinh ấy có nhân
duyên tu hành Đại thừa như thế nào.
5.
Như thị chủ: Vị đệ tử Phật đó được nghe
khế kinh đại thừa gì, do Đức Phật có pháp danh là gì thuyết khế kinh đó.
6.
Như thị xứ: Đức Phật thuyết kinh này ở tại
địa điểm nào ( có thể ở các đại thiên thế giới khác, hoặc ở trên cõi trời dục
giới nào).
Đây
là lời các Sư Tổ ở Đại việt cổ xưa đã chú giải khế kinh này vì thời mạt pháp có
rất nhiều kinh giả của ma vương làm ra. Ví dụ ở đầu kinh là như thị ngã
văn…nhưng nội dung kinh lại nói Đức Phật thuận theo ý trời nói kinh này. Như thế
là ma thuyết vì tất cả các vị thiên vương ở các cõi trời đều là đệ tử Phật thì
không bao giờ có việc trái ngược như thế.
Nội
dung kinh nói đây là quang minh tạng thanh tịnh trang nghiêm của chư Phật được
biểu hiện ở nội dung khế kinh này.
Đây
cũng là trí tuệ tự giác bản lai chúng sinh đã có nhưng vì si mê quên mất cho
nên hiện thời vẫn còn là chúng sinh.
Thân
tâm của chư Phật như lai nơi đại thiền định này là thanh tịnh, đồng nhất với bản
thể chu biến thập phương bất nhị. Đây cũng là đại quang minh tạng chính định của
chư Phật.
Bản
thể này biểu hiện ở các đức sau:
- Thanh
tịnh khắp mười phương thế giới
- Tùy
duyên giáo hóa các đại Bồ tát vị lai đắc Phật quả.
Dự hội thuyết khế kinh này có một vạn vị đại Bồ tát đến thỉnh Phật thuyết
pháp. Đứng đầu là các đại Bồ tát: Diệu cát tường, Phổ hiền, Phổ nhỡn, Kim cương
tạng…Cùng nhập chính định này cùng dự pháp hội bình đẳng này. Khi thuyết pháp đức
Phật lần lượt thuyết với 12 đại Bồ tát đại diện cho một
1. Đại Bồ tát Diệu đức
( Văn thù sư lợi):
Phật
dạy Ông Diệu đức nên biết có pháp đại tổng trì ( Đa la ni) là đại Viên giác.
Pháp này biến hiện ra các pháp cơ bản sau:
- Chân
Như: là bản thể của đại viên giác
- Bồ
Đề ( đại giác ngộ): là diệu dụng của đại viên giác
- Niết
bàn: là bản tính bất sinh bất diệt của đại viên giác
- Ba
la mật: là hảo tướng của chư Phật thị hiện để giáo hóa chúng sinh đến lúc chúng
sinh được giác ngộ hoàn toàn.
Chư Phật đời quá khứ đã thực hành đại viên giác này để diệt hết vô minh
đắc quả vô thượng bồ đề viên mãn thanh tịnh sáng suốt.
Vô minh là mê muội nhận cái hình tướng giải dối của 7 đại địa thủy hỏa
phong không kiến thức làm thân làm tâm. Thân tâm này là cái ngã tướng giả dối.
Các pháp tạo thành cái ngã tướng giả dối sinh diệt biến hiện theo nhân duyên là
các pháp tướng giả dối.
Các sự giả dối ngã pháp tướng này ví như người bị đau mắt nhìn lên hư
không thì thấy có hoa đốm hiện ra. Vì nhận cái hoa đốm giả dối này làm thật cho
nên gọi là nhận giả làm chân nên chúng sinh bị luân hồi trong 6 cõi thế tục.
Tướng huyễn giả là không thật có. Ngay khi cái tướng này hiện ra chính
nó đã là giả dối không phải diệt cái tướng ấy cho thành rỗng không mới gội là
giả dối.
Đại viên giác là Như lai tạng thường trụ chu biến thập phương, viên mãn
vô lượng công đức thiện vô lậu. Đại viên giác là bất nhị bất sinh bất diệt bất
khứ bất lai… Tức là không có tất cả mọi năng sở đối đãi.
Chúng sinh nào ở đời mạt pháp được các đại Bồ tát giáo hóa quy hướng
nương dựa vào đại viên giác sẽ trừ hết tà kiến cho đến hết vô minh. Đời vị lai
sẽ đắc quả vô thượng bồ đề.
2. Đại Bồ tát Phổ Hiền:
Phật
nói với Đại Bồ tát: Sua này tu viên giác đại thừa phải giải thoát mọi sự ràng
buộc của ngã tướng của pháp tướng, trừ hết vô minh ( maya) từ thô trọng đến vi
tế, có nhiều tầng lớp khác nhau. Từng bước dần dần trừ hết các lớp vô minh này
mới thật gọi là hết vô minh. Huyễn thân ( đệ nhất không), trừ diệt được chấp
trược thì tiếp theo huyễn tâm ( đệ nhị không) sẽ diệt hết chấp trược. Trừ diệt
được chấp trược vào ngã tướng ( huyễn tâm + huyễn thân = đệ tam không), tiếp
theo diệt trừ được chấp trược vào pháp tướng ( đệ tứ không). Như thế mới gọi là
viên mãn tu Đại thừa. Lúc đó đại viên giác bản tính là như như bất động, là thường
trụ chu biến sẽ hiện lên hoàn toàn. Đây
gọi là đắc đạo thành Phật.
gọi là đắc đạo thành Phật.
3. Phổ Nhỡn Đại Bồ tát:
Đức
Phật nói với Bồ tát: Tu đại viên giác để trừ diệt hết các loại vô minh thì phải
tu ba phép quán là không quán, giả quán và trung đạo chính quán. Đầu tiên phải
tìm một chỗ yên tĩnh thanh tịnh, phát nguyện thụ giới Bồ tát. Sau đó tùy theo
nhân duyên quyết định thời gian dài hay ngắn để làm định kỳ cho việc tu ba phép
quán này.
Đầu tiên quán cái thân tứ đại địa thủy hỏa phong là giả dối huyễn hóa.
Sau đó quán sáu căn là huyễn hóa. Cho đến sáu trần sáu thức cũng là huyễn hóa.
Chủ yêu là quán để cho sáu căn không nhiễm sáu trần thì sáu thức: nhỡn nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức sẽ thanh tịnh. Cái tâm nhập chính quán biết rõ sáu căn sáu trần
sáu thức là huyễn hóa gọi là phi huyễn. Huyễn là giả thì phi huyễn là cái tâm
chân thật .
Khi đó gọi là hết ô nhiễm, hết vô minh, bất động.
Hết ô nhiễm là không còn chấp ngã tướng pháp tướng.
Hết vô minh là không có sự che lấp tâm chân thật.
Bất động là tất cả mọi sự mê hoặc của chúng sinh, tất cả mọi sự thiên lệch
cuả nhị thừa A la hán, Bích chi đều được diệt trừ hết và không thể lay động được
chân tâm của Bồ tát Đại thừa.
Được như thế goi là chu biến. Chu biến là vô chướng ngại .
Ví như một ngọn đèn thắp trong nhà thì nhà sáng. Nhiều ngọn đèn thắp
trong nhà đó thì nhà đó vẫn sáng. Ánh sáng của các ngọn đèn này ko phá hoại
nhau, tiêu diệt nhau cho nên gọi là vô chướng ngại cũng gọi là kim cương bất hoại.
Cuối cùng là phá cái chấp không có năng sở đối đãi thì sẽ thấy chư Phật
và chúng sinh đều chung một bản tính bình đẳng từ vô thủy kiếp đến nay.
4. Đại Bồ tát
Kim cương Tạng:
Đức phật nói với Đại Bồ tát: Viên giác là vi diệu cứu kính. Các vị Bồ
tát giáo huấn nhị thừa thanh văn duyên giác để các vị này liễu cái nghĩa đại thừa,
trừ nghi ngờ với Đại thừa, đắc chính tín đại thừa.
Chúng sinh và cái thế giới chúng sinh ở đều là các tướng giả dối sinh diệt
trong từng sát na. Chúng sinh và thế giới của chúng sinh đều là các tướng luân
hồi giả dối.
Ví
như có người cầm một cây củi cháy có một đốm lửa. Quay tròn cây củi lửa này sẽ
có hình một vòng tròn lửa.
Lại
giống như đi đò thấy đò đi nhanh lại tưởng là hai bên bờ chạy nhanh.
Lại
giống như nhìn mây bay nhanh ở trên núi cao lại tưởng là mặt trăng chạy nhanh.
Vốn
không có các sự nhầm lẫn đó. Chỉ vì con mắt có bệnh mới có sự lầm lẫn đó.
Chúng
sinh cũng như vậy vì vô minh giống như mắc bệnh ở con mắt cho nên mới có các tướng
giả dối đó hiện ra. Các tướng giả dối này gọi là luân hồi. Có tướng hay không
tướng chỉ là tạm thời không phải là vĩnh viễn. Cố chấp thành vô minh cho nên mới
có chúng sinh từ vô thủy kiếp đến nay.
Các
vị A la hán tiểu thừa, Bích Chi trung thừa vì có chấp pháp tướng cho nên mới
sinh ra cái chấp thật có tướng sinh tử, thật có tướng Niết Bàn bất sinh bất diệt,
thật có tướng phiền não, thật có tướng giác ngộ ( Bồ đề). Đó là con mắt có bệnh
chấp tướng nhị nguyên của tiểu thừa trung thừa.
Ví
dụ: Quặng vàng đã sẵn có vàng ở trong. Nếu lại nghĩ phải lọc quặng mới sinh ra
vàng thì là sai. Lọc hết tạp chất thì thấy vàng nguyên chất. Không bao giờ vàng
nguyên chất lại biến thành quặng có các tạp chất.
Tính
viên giác cũng vậy. Chớ có hỏi một cách ngây thơ là đã đắc đại viên giác thành
Phật quả vô thượng thì đến bao giờ lại quay trở lại biến thành chúng sinh?!.
Nhị
thừa A la hán, Bích chi còn chấp cái tướng của ba pháp thân khẩu ý cho nên mới
thoát khỏi phiền não chướng, diệt được phần đoạn sinh tử. Nhưng vì còn nguyên sở
tri chướng, còn nguyên biến dịch sinh tử. Nhị thừa còn các bệnh trên vì mới trừ
được ngã chấp tướng, chưa trừ được pháp chấp tướng. Do đó phải tu Đại thừa mới
thực sự là hết luân hồi, hết vô minh đắc quả Đại viên giác.
Sáu
thức nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý như hoa đốm giả dối. Tu theo Đại thừa sáu thức sẽ
thanh tịnh sẽ thanh tịnh sáng suốt. Đó là đại phương tiện để đắc cái vô sở đắc là đắc
đại viên giác của chư Phật.
5. Đại Bồ tát Từ Thị
( Di lặc)
Đức
Phật nói với Đại Bồ tát là: Chúng sinh có cái tính mạng trong vòng luân hồi là
do ái ( yêu) và ố ( ghét). Nhiều ái ố là ác hữu lậu bị đọa địa ngục ngạ quỷ súc
sinh. Ít ái ố là thiện hữu lậu được sinh vào thiên nhân A tu la.
Đại
Bồ tát thị hiện cứu độ chúng sinh là hạnh đại từ, đại bi, giáo hóa chúng sinh dần
dần từ bỏ ái ố để dần dần tu theo Đại thừa.
Vì
mê lầm nên chúng sinh có ba chủng tính giả dối là: Chủng tính ngoại đạo ( chấp
thường kiến thượng đế và đoạn diệt kiến), chủng tính chúng sinh ( ái, ố, ngũ dục:
tài sắc danh thực thụy). Chủng tính tiểu thừa A là hán thiên lệch và chủng tính
trung thừa Bích chi thiên lệch.
Chúng
sinh thì vì ngã chấp tướng còn nhiều nên có phiền não chướng, có sáu căn bản
phiền não ( kiến hoặc và tư hoặc)
Tiểu
thừa và trung thừa tuy hết ngã chấp tướng nhưng còn pháp chấp tướng cho nên còn
sở tri chướng, trần sa hoặc ( vô minh nhiều như bụi trần) và vi tế vô minh.
Khi
tu hành theo Đại thừa đắc đạo thành Phật quả vô thượng là trừ được hai chướng,
trừ được ba hoặc trên. Lúc đó các chủng tính giả dối đó diệt đi. Chủng tính
chân thật là chủng tính như lai sẽ hiện lên hoàn toàn. Chủng tính chân thật này
có hai công đức lớn là:
- Đại
bồ đề: Đại giác ngộ là thanh tịnh pháp thân
- Đại
Niết bàn: thường trụ bất sinh bất diệt bản tính.
Muốn
được thành công hoàn toàn thì phải có duyên gặp được minh sư đại thừa, gặp được
bạn tốt Đại thừa dìu dắt trong đường tu. Đại từ đại bi là đại phương tiện của
các đại Bồ tát là minh sư chân chính cho chúng sinh.
Cần
phải phát đại nguyện: con từ nay tu theo đại viên giác của chư Phật, xin được gặp
đại minh sư, đại thiện hữu đại thừa trừ sở tri chướng, phiền não chứớng để đời
vị lai đắc đại Bồ đề, Đại niết bàn.
6. Thanh tịnh Tuệ Đại Bồ Tát
Đức
Phật nói với Đại Bồ tát: Chúng sinh từ vô thủy tuy có bản tính đại viên giác
nhưng vì mê lầm hóa ra bốn chủng tính giả dối trên.
Các
chủng tính này đều là các tướng giả dối huyễn hóa. Khi đắc đạo thành Phật thì đắc
đại viên giác. Đại viên giác không có năng đắc, sở đắc là hai tướng năng sở đối
đãi.
Ví
như mắt không bao giờ lại tự nhìn thất mắt. Năng sở không có cũng như vậy. Do
đó đại viên giác là nhất như không có sai khác. Không có cái bắt đầu ( vô thủy)
không có cái sau cùng ( vô chung) vì thế khi tu hành đại viên giác không được
chấp cái tướng năng đoạn trừ phiền não là người tu hình tướng và đoạn trừ cái
chấp sở đoạn trừ phiền não là chấp thật có cái phiền não phải đoạn trừ.
Khi
giác ngộ thì Bồ tát cũng xả cái chấp năng tri và sở tri ( ta biết và vật của ta
đã biết). Lúc đó ví như lấy ngón tay chỉ mặt trăng thì tuy nhờ ngón tay để thấy
mặt trăng nhưng ngón tay không phải là mặt trăng.
Phải
tạm dùng ngôn ngữ văn tự để tu theo đại viên giác cũng giống như phải tạm nhờ
ngón tay để thấy mặt trăng. Cố chấp ngôn ngữ văn tự thì cũng như nhận ngón tay
là mặt trăng thì không bao giờ biết mặt trăng là cái gì.
Tu
hành lần lượt như thế sẽ đắc các đạo quả: Tín trụ hạnh hồi hướng cho đến thập địa
bồ tát ( Nhập bất tư nghị cảnh giới).
Cảnh
giới bất tư nghị là hết tất cả năng sở đối đãi
Ở
đời mạt pháp sau này, nếu có ai tu hành Đại thừa thì người đó sẽ dần dần tương ứng
với đại viên giác của chư Phật. Người đó đã vô lượng kiếp trước có công đức
cúng dàng chư Phật, dần dần diệt trừ hết phiền não vô minh, đời vị lai đắc nhất
thiết chủng trí của chư Phật.
7. Đại bồ tát Uy đức tự tại
Đức
Phật nói : Viên giác là tính vô thượng rộng lớn. Là bản tính của chư Phật chúng
sinh cũng có bản tính này cho nên bình đẳng với chư Phật đây là thể tính bình đẳng.
Nhưng
vì từ vô thủy đến nay chúng sinh bỏ quên bản tính này cho nên về thể tướng dụng
thì hóa thành thấp kém. Vậy muốn được bình đẳng như chư Phật thì phải tu Bồ tát
hạnh. Đây là tu ba pháp môn chính quán Đại thừa.
Thứ
nhất là Không quán ( Chỉ = Sa ma tha), hai là Giả Quán ( Vi pa sa na), ba là
Trung đạo chính quán ( Đi a na). Chỉ là thanh tịnh tâm trừ hết vọng niệm ngã
pháp chấp tướng sẽ sinh ra trí tuệ giác ngộ như gương lau hết bụi bám sẽ trở lại
bản tính trong sáng đã có.
Quán
là từ bản tính trong sáng đã có phải thị hiện hạnh từ bi cứu độ chúng sinh. Muốn
thế phải quán năng quán là ta sở quán là hạnh từ bi của ta để cứu chúng sinh đều
là như huyễn. Giống như đại địa thì phải làm cho lớn lúa và các lạo cây ăn quả
khác.
Trung
đạo chính quán là: Chỉ và quán là hai phải quán cả hai này đều là huyễn hóa. Đó
gọi là tịch chiếu song hành = công đức và trí tuệ đều viên mãn. Ví như đánh một
tiếng chuông thì âm thanh lúc bắt đầu chỉ có một tiếng nhưng sẽ lan tỏa ra nhiều phương hướng xung quanh.
Ngã
chấp của chúng sinh chính là bốn tướng: Ngã, Nhân, Chúng sinh, thọ giả. Pháp chấp
của tiểu thừa trung thừa chính là chấp có hai tướng pháp và phi pháp tướng. Phải
trừ hai tướng này thì là viên mãn ba phép quán đại thừa
Viên
mãn ba phép quán này là sẽ thể nhập đại viên giác của chư Phật.
8. Đại Bồ Tát Biện Âm
Đức
Phật nói viên giác của chư Phật là bất nhị. Tuy không có năng tu sở tu nhưng vì
vô minh của chúng sinh từ quá khứ đến nay dày đặc nhiều tầng nhiều lớp cho nên
cũng phải theo thứ lớp của từng căn cơ thượng trung hạ khác nhau mà có biến hóa
thành 25 pháp (từ ba pháp quán nói trên) như sau:
1- Riêng
tu Chỉ ( không quán)
2- Riêng
tu Quán ( Giả quán)
3- Riêng
tu Trung Đạo chính quán ( trung Quán)
4- Không
quán trước à
Giả quán sau
5- Không
quán à Trung Quán
6- Không
quán à Giả quán à Trung Quán
7- Khôngà Trungà Giả
8- KhôngàGiả+Trung
9- Không+GiảàTrung
10-
Không+ TrungàGiả
11-
GiảàTrung
12-
GiảàKhông
13-
Giả+KhôngàTrung
14-
GiảàTrungàKhông
15-
GiảàKhông+Trung
16-
Không+GiảàTrung
17-
Giả+Trungà Không
18-
TrungàKhông
19-
TrungàGiả
20-
TrungàKhôngàGiả
21-
TrungàGiảàKhông
22-
TrungàGiả+không
23-
Trung+khôngàGiả
24-
Trungàkhông+Giả
25-
Viên giác hòa hợp tất cả Không Giả Trung
là pháp tu Viên giáo đại thừa của một Đại Bồ tát ở đạo quả 52 Diệu giác = Nhất
sinh bổ xứ sát với đạo quả thứ 53 là Viên giác Bồ tát tức Phật quả vô thượng Bồ
đề.
Chúng sinh ở đời mạt pháp nếu ai phát tâm tu Đại thừa thì phải làm lễ
ghi 25 pháp môn này vào 25 tờ rút thăm để chọn cho mình tu một trong 25 pháp.
Khi làm lễ rút thăm phải trì giới thanh tịnh làm lễ sám hối thì mới thành công
trong việc lựa chọn pháp tu cho riêng mình.
Các ngoại đạo nói sai là Chỉ là cực tĩnh. Nếu như thế thì gỗ đá cũng là
cực tĩnh hay sao?. Nếu lại nói Quán là cực động thì vi trần như một hạt bụi nhỏ
bay trong không gian cũng là cực động hay sao?. Lại nói sai là Trung quán là cực
thuần vậy con trâu kéo cày theo đúng cách của thợ cày cũng là cực thuần hay
sao?.
9. Đại Bồ tát Tịnh chư nghiệp chướng
Đức Phật nói: Từ vô thủy kiếp đến nay chúng sinh chấp 4 tướng ngã nhân
chúng sinh thọ giả làm thật ngã cho nên có yêu ghét, sinh ra các nghiệp thiện
ác phải chịu quả báo trong lục đạo luân hồi. Chấp 4 tướng này là vô minh cái gì
hợp với ngã gọi là yêu, cái gì trái với ngã gọi là ghét.
Ngã tướng là sinh ra cái yêu ghét riêng cho từng chúng sinh.
Nhân tướng là chấp cai yêu ghét của ta khác với cái yêu ghét của người.
Chúng sinh tướng là chấp cái yêu ghét của ta khác vơi cái yêu ghét của tất
cả chúng sinh.
Thọ giả tướng là chấp ta hiểu cái này, có cái này để ta hiểu theo ý
riêng của ta. Từ đó trong cái ta này thành ra rất nhiều cái nhị nguyên đối đãi.
Cho nên sinh ra nhiều biến động thay đổi, dẫn đến sinh diệt là cái tướng tính mạng
của từng chúng sinh. Đó chính là thọ giả tướng của từng chúng sinh.
Tiểu thừa và Trung thừa chấp thật có tướng sinh tử của chúng sinh và chấp
thật có tướng Niết bàn thường trụ bất diệt của tiểu thừa trung thừa thành ra
pháp chấp tướng thiên lệch.
Bồ tát tu Đại thừa phải tinh tiến trừ bỏ các tướng của chúng sinh trừ bỏ
cái chấp thiên lệch hơn kém của tiểu thừa trung thừa. Như thế sẽ theo thiện
duyên vô lậu gặp minh sư đại thừa, gặp thiện hữu đại thừa chỉ giáo và giúp đỡ
cho mình tu hành nhập đại viên giác của chư Phật.
10. Đại Bồ tát Phổ giác
Phật nói: Minh sư đại thừa là biết chỉ dạy cho đệ tử tu đại thừa phải trừ
bốn tâm bệnh: Tác, chỉ, nhậm, diệt.
Tác bệnh là: Nghĩ là mình tu thì sinh ra được đại viên giác mới, không
có đại viên giác sẵn có từ vô thủy.
Chỉ bệnh là: Ta đình chỉ ngã chấp pháp chấp thì sinh ra được đại viên
giác mới. Như vậy sai vì đình chỉ chỉ là tạm thời, nếu không tinh tiến thì cũng
chưa đắc đại viên giác đã sẵn có từ vô thủy được.
Nhậm bệnh là: Ta cứ từ từ trừ ngã chấp pháp chấp thì sinh ra được đại
viên giác mới đó là sai lầm vì viên giác khi chưa đủ duyên tu thì từ từ được.
Khi đủ duyên thì phải tinh tiến nhanh chóng mới hợp cơ duyên ở thời gian đó ở
nơi đó sẽ đắc được từng đạo quả. Bỏ qua cơ duyên sẽ thành thoái chuyển trong việc
tu đại thừa, chưa thể nhập được bản tính viên giác sẵn có.
Diệt bệnh là: Ta diệt ngã chấp pháp chấp thì đắc đại viên giác mới. Như
thế là sai vì mới là bỏ được cái ác vô lậu, phải tinh tiến tu các việc thiện vô
lậu như tu 10 ba la mật: thí giới nhẫn tiến định thiền bát nhã phương tiện nguyện
đại trí đại lực thì mới thể nhập được bản tính viên giác sẵn có. Trừ bốn bệnh này sẽ giác ngộ được đạo lý tối thượng thừa là vô sở
đắc tức là phá cái chấp có đại viên giác phải đắc, có người đắc đại viên giác.
11. Đại Bồ tát Viên giác
Phật nói đời mạt pháp người tu đại thừa phải tùy theo khả năng riêng của
mình tu ba pháp không giả trung từng kỳ hạn. Đại kỳ 120 ngày, trung kỳ 100
ngày, tiểu kỳ 80 ngày.
Đầu tiên quán ảnh, quán tượng quán công đức chư Phật như lai. 21 ngày
sau lễ lạy danh hiệu thập phương chư Phật như lai, tiếp theo lễ sám hối các tội
lỗi đã có. Sau đó trong chiêm bao sẽ thấy hảo tướng thấy hảo quang của chư Phật
cho đến thấy hoa sen, bảo tháp, xá lợi…tiếp theo lại phát nguyện con không dựa
vào nhị thừa a la hán, Bích chi chỉ hướng về nương dựa chư Phật nguyện tu Vô
thượng đại viên giác cho đến lúc viên mãn hoàn toàn.
Sau đó tu các pháp Không giả trung.
Về không quán nhớ chủ đích là thanh tịnh tâm, đình chỉ vọng niệm ngã chấp
pháp chấp từ một thân mình cho đến đình chỉ vọng niệm của chúng sinh trong dục
giới, sắc giới, vô sắc giới.
Về giả quán thì quán đệ tử xin nguyện theo chư Phật, chư Bồ tát tu đủ
công đức từ bi hỷ xả, công hạnh đại thừa và vô lượng tổng trì pháp môn.
Về trung đạo quán thì nguyện phá hết ngã chấp pháp chấp nhập pháp môn bất
nhị không có năng sở đối đãi là bản tính đại viên giác của chư Phật.
Ở đây có thể ví như khi trí thông sáng thì có thể đếm từng giọt mưa
trong cả một cơn mưa, lại có thể ví như biết tất cả tâm niệm sinh diệt thiện ác
của tất cả chúng sinh. Như thế gọi là nhập nhất thiết chủng trí của chư Phật.
12. Đại Bồ tát Hiền thiện
thủ:
Phật nói khế kinh đại viên giác này là tổng trì 12 bộ khế kinh bao gồm
tiểu thừa trung thừa đại thừa khế kinh, là nghĩa lý cứu kính của khế kinh tạng
( Tu đa la su tra). Là thiền định tối thượng của chư Phật ( hiển giáo tối thượng)
là tổng trì tối thượng của chư Phật ( mật giáo tối thượng)
Là cảnh giới quyết định của chư Phật
Là Phật tính bất sinh bất diệt thường trụ của chư Phật và tất cả chúng
sinh
Là bản thể thanh tịnh pháp thân ( Đại nhật quang minh biến chiếu)
Là diệu tướng viên mãn báo thân, ba mươi hai hảo tướng của ứng hóa thân
chư Phật
Là diệu dụng vô lượng vô biên giáo hóa chúng sinh của chư Phật.
Các đệ tử Phật đời mạt pháp sau này hãy tín thụ phụng hành theo bản thể
bản tính đại viên giác này thì sẽ chế ngự được ma chướng, ngoại đạo giáo hóa
chúng sinh, đời vị lai sẽ viên mãn đạo vô thượng bồ đề.
Các khế kinh lấy chứng đầu tiên là lục chủng thành tựu thì chứng tín sau
cùng là tín thụ phụng hành. Nếu ở đầu, ở giữa và ở cuối khế kinh phù hợp với
các chứng tín này thì là kinh của chư Phật thuyết. Ngược lại là kinh của ma
thuyết phải loại trừ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét