Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

PHẬT THÍCH CA MÂU NI


NH TƯỢNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Giác ngộ thuở xưa cội Bồ Đề
Thế tôn tỏ rõ đường về Chân Như
Chúng con giờ cứ huyễn hư
Đuổi hình bắt bóng cũng từ tâm mê
Nơi xa con đã trở về
Nơi đây cõi Phật Bồ đề tâm linh
Đạo tràng vang vọng lời kinh
Xóa trong con những ngục hình thế gian
Ngày xưa sinh tử gian nan
Ngày nay ơn Phật Niết bàn nguyện tu.

Trong các tôn tượng Phật, thường hay gặp nhất là tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật lịch sử. Theo sử sách ghi lại, Đức Phật là thái tử con vua Tịn Phạn, thuộc bộ lạc Thích Ca ở nước Ca tỳ la vệ của Ấn Độ thờ cổ đại. Nay thuộc địa phận của nước Nepal. Ngài sinh vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, tục tính là Kiều đạt ma, tên gọi là Tất Đạt đa.
          Tương truyền rằng, mẫu thân của Ngài là Ma da phu nhân, sau khi sinh hạ ngài ở vườn Lâm Tỳ Ni được 7 ngày thì bà tạ thế. Ngài được di mẫu là Ba đồ Ba đề phu nhân nuôi dưỡng mà trưởng thành. Từ nhỏ Tất đạt đa đã được tíếp thu một nền giáo dục theo tư tưởng văn hóa truyền thống rất nghiêm cách và còn phải luyện tập thành thục các môn cưỡi ngựa, bắn tên và võ nghệ... Vì thế, khi lớn lên đã trở thành người tài giỏi toàn diện, phụ thân của Ngài rất hy vọng sau khi kế vị Ngài sẽ trở thành một bậc minh quân đủ tài thao luợc. Vậy mà sự thực lại không diễn ra, không như mong muốn ấy.
          Do những sự biến động của xã hội và những nguyên nhân sinh lý của con người đã dẫn đến muôn vàn nõi thống khổ và phiền não trong vòng sinh - lão - bệnh - tử. của dân chúng. Điều này đã tác động sâu sắc đến cảm xúc của Thái tử Tất Đạt Đa. Ý nghĩ xuất gia tu hành đã thôi thúc Ngài phải đi tìm con đường giải thoát cho mọi người. Tịnh Phạn Vương đã bằng mọi nỗ lực, mọi biện pháp để ngăn cản ý định của Ngài, nhưng ngài vẫn quyết tâm từ bỏ tất cả để lên đường xuất gia tìm học đạo.
          Sau khi xuất gia, Tất đạt đa tìm đến một số học giả tôn giáo nổi tiếng với hy vọng sẽ học hỏi được ở họ phương pháp tu luyện để giải thoát, nhưng Ngài đã hòan tòan thất vọng mà tu luyện để giải thoát, nhưng Ngài đã hòan tòan thất vọng mà ly khai họ để tìm đến với đường tu khổ hạnh. Khổ hạnh là một phương pháp tu hành rất phổ biến thời bấy giờ. Người tu khổ hạnh cho rằng: Cuộc sống của mình chính là sản phẩm của tội ác, thân xác của mình chính là chướng ngại rất lớn để đến sự giải thoát về tinh thần. Thái tử Tất đạt đa đã trải qua sáu năm khổ hạnh, ghánh chịu hết trăm ngàn cay đắng, hình hài khô héo, thân thể gầy mòn, nhưng vẫn chẳng thấy con đường giải thoát ở đau. Sau đó Ngài quyết định từ bỏ đường tu khổ hạnh, để đến bờ sông Ni liên Thiền, tắm gội sạch cáu ghét đã tích tụ trong sáu năm trời, lại tiếp nhận cháo sữa dê của người mục nữ để dần dần khôi phục thể lực. Ngài chọn một nơi có tên là Già da, ngồi thiền tọa trên bó cỏ dưới Cây Ba la ( Cây Bồ Đề ) mặt hướng về phương Đông để nghiền ngẫm tư duy. Suốt bảy bảy bốn mươi chín ngày đêm “ tĩnh lự thiền tứ”. Ngài đã tự chiến thắng mọi sự cám dỗ, nhiễu lọan của ma chướng và phiền não để cuối cùng đã triệt ngộ được căn nguyên luân hồi và phương pháp giải thoát khỏi những khổ não vô tận của kiếp người. Ngài đã thành tựu Đại giác vô thượng trở thành Phật.
          Sau khi thành Phật, Thái tử Tất đạt đa được mọi nguời tôn xưng là Thích Ca Mâu Ni, với ý nghĩa là thánh nhân của dòng họ Thích Ca. Phật Đà tìm đến vườn “ Lộc dã uyển” ở gần thành Ba la nại tìm 5 vị tỳ kheo đã từng theo hầu ngài khi tu khổ hạnh. Trong đó có Kiều Trần Như sau trở thành một trong mười đại đệ tử của Phật Đà, để tuyên thuyết Phật lý mà tự mình đã chứng ngộ. Địa danh này được gọi là nơi “ Sơ chuyển pháp luân”.  Trong Phật Giáo gọi sự tuyên thuyết Phật pháp là “ chuyển pháp luân”. Nhóm Kiều Trần Như đã trở thành những đệ  tử đầu tiên, trong Phật giáo gọi là “ Ngũ tỳ kheo” và dựng tháp kỷ niệm họ ở vườn Dã Uyển. Suốt hơn 40 năm Phật Đà thường đi lại thuyết pháp ở dọc dải lưu vực sông Hằng và miền tây bắc Ấn độ. Ngài được các quốc vương Ma kiệt đà, Câu tát la khuyến khích, giúp đỡ rất nhiều nhờ vậy mà Phật giáo đã có sự phát triển nhanh chóng. Năm 80 tuổi, Ngài nhập diệt dưới hai cây Ba la gần thành Câu thi ca. Tương truyền, xá lợi của Ngài được chia thành 8 phần, dựng8 tháp ở các nơi để cúng dưỡng. Sách ghi chép về cuộc đời và sự tích của Phật đà được lưu vào kinh điển. Sau này được dịch ra chữ Hán có các kinh sách “ Phật bản hạnh kinh”, “ Phật sở hành tán”, “ Thụy ứng bản khởi kinh”, “ Thích ca phả”...
          Để kỷ niệm giáo Tổ Thích Ca Mâu Ni, các đệ tử Phật đã tạo ra rất nhiều tượng Phật mà cung phụng lễ bái. Tôn tượng của Phật Thích Ca có tượng ngồi, tượng đứng, tượng nằm. Tượng nằm để biểu thị Phật đà nhập Niết Bàn rời xa cõi thế. Tượng Phật Thích Ca ở thế  ngồi là thế Phật đà kiết gìa phu tọa trên đài sen, thân mặc Đại y thông vai, tay kết ấn thuyết pháp, trên đầu có nhục kháo nổi cao, tóc quăn, hai tai dủ dài xúong vai, mi mắt hẹp dài, hai mắt hé mở, khoảng mi mắt có hào quang trắng, sau lưng có hoa văn ngọn lửa bốc cao chiếu sáng tòan thân. Tượng Phật đứng là Phật Thích Ca đứng thẳng ở trên tòa sen, trên thân mặc áo Tăng kỳ chi, thân dưới mặc quần, ngoài phủ Đại y thông vai, tay phải kết ấn thí vô úy, tay trái kết ấn dữ nguyện để biểu thị tích Phật Thích Ca đi du hành thuyết pháp và tế độ cho chúng sinh.
( Theo Hình tượng Phật, bản dịch của Nguyễn Đức Thụ)

1 nhận xét:

  1. Các tượng bổn sư thích ca, tượng phật nằm, tượng phật thích ca đẹp ở Việt Nam được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo, thể hiện các tâm hướng Phật của người sáng tạo.

    Trả lờiXóa