Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Đại Nhật Như Lai



PHT TỲ LÔ GIÁ NA

Đi Nht Như Lai – ( Đi Quang Minh Biến Chiếu )

_______________________________________________________




Quang Minh biến chiếu mãn Nam Thiên
Phúc tuệ từ ân chính pháp truyền
Đại hỷ Đại bi kim tướng hiện
Hoa khai kiến Phật nguyện tâm viên.

Phật có danh hiệu lưu lại trong một số kinh sách khác là: Tỳ lư triết na hoặc Tỳ lư xá na, âm Phạn Vairocana với ý nghĩa là Quang minh biến chiếu hoặc là Đại Nhật để ví như mặt trời chiếu rọi khắp muôn nơi – Trong các chùa viện của Trung Quốc thường rất hay gặp pho tượng Phật Đại Nhật.
          Đối với Phật Tỳ Lư Giá Na, có rất nhiều sự giải thích không giống nhau. Thiên thai tông thì cho rằng Phật Tỳ Lư Giá Na là pháp thân của Phật Đà và Phật Lư Giá Na là báo thân của Phật, Phật Thích Ca là ứng thân Phật, hợp lại sẽ là “Tam thân” của Phật Đà. – Pháp tướng Tông cũng có chủ thuyết tam thân, nhưng cách gọi tên lại khác. Tông này coi Phật Tỳ Lư Giá Na gọi là “ Tự tính thân Phật”, lấy Phật Lư Xá Na là “ Thụ dụng thân Phật”, Phật Thích ca làm “ Hóa thân Phật”. – Hoa nghiêm tông lại căn cứ kinh “ Hoa Nghiêm” mà cho rằng: Phật Tỳ Lư Xá Na cũng là Phật Lư Xá Na, hai danh hiệu chỉ là một, do cách phiên dịch có khác nhau mà thôi. Tông này cho rằng Phật Đại Nhật là Báo Thân của Phật Thích Ca, mà trong Hoa Nghiêm đã nói tới vị giáo chủ của thế giới tịnh độ Liên Hoa Tạng - Mật Tông coi Phật Tỳ Lư Giá Na gọi là “ Đại Nhật Như Lai” tôn phụng tối cao trong mật giới. Họ cho rằng Phật Đại Nhật Như Lai là sự thể hiện tập trung của Lý Tính và Tuệ Tính, mà trong Phật giáo vẫn thường nói đến Lý Trí không thể tách làm hai, vì vậy ngài là Pháp thân Phật. Trong việc tôn tượng thờ phụng của Mật tông thì thường tôn tượng Phật Tỳ Lư Giá Na làm vị Phật trung ương an vị cùng với bốn pho tượng Phật khác bao gồm:
-      Phật A Súc ở phương Đông
-      Phật Bảo Sinh ở phương Nam
-      Phật A di đà ở phương Tây
-      Phật Bất không thành tựu ở phương Bắc.
Năm tôn tượng ấy sẽ cấu thành Ngũ phương Phật và được gọi là “ Ngũ Trí Như Lai của Kim cương giới Mạn đà la”.
          Hình tượng của Phật Tỳ Lư Giá Na căn cứ theo những chủ thuyết khác nhau mà có sự khác biệt. Ví dụ: Khi ngài làm giáo chủ của Hoa Nghiêm thế giới thì căn cứ theo “Phạm Võng kinh” đã thuyết, ngài kiết già phu tọa ở trên đài sen nghìn lá, tay trái đặt trên đầu gối trái, tay phải nâng nhẹ, trên mỗi cánh hoa có một hình tượng Phật hóa ( hình bản Phật ngồi trên đài sen). Mỗi một lá sen lại tượng trưng cho một quốc thổ Phật “Tam thiên - Đại thiên thế giới” .Tổng thể của đài sen ấy đã biểu hiện vô lượng vô biên hoa tạng thế giới Phật.
          Chùa Phụng Tiên trong quần thể “ Long Môn Thạch Quật” vào đời Đường đã tạo tác pho tượng Phật Tỳ Lư Giá Na cực lớn. Pho tượng rất nổi tiếng, đến nay vẫn là pho tượng đại biểu cho quần thể tượng ở khu hang động này.
          Mật Tông đã căn cứ theo giáo nghĩa, nghi thức, phép tắc riêng để phân biệt Phật Đại Nhật thành “ Kim Cương giới Đại Nhật Như Lai và Thai tạng giới Đại Nhật Như Lai”. Cụ thể là Đại Nhật Như Lai của kim cương giới biểu thị cho trí tuệ của Phật cho nên hình tượng đỉnh đầu đội Bảo quan Ngũ trí sắc, tay kết ấn Đại trí quyền, kiết già phu tọa ở trên đài sen. Đại Nhật như lai của Thai tạng giới thì đầu đội Bảo quan sắc vàng có nhục kháo nổi cao, tay kết ấn Pháp giới định ấn, an tọa trên đài sen sắc đỏ.
Hoa tạng thế giới Phật: Mỗi một thế giới có một cho đến rất nhiều mặt trời, vô lượng vô biên thế giới gọi là đại thiên thế giới là nơi giáo hóa của một Đức Phật gọi là Phật sái, Phật Quốc độ. Vô lượng vô biên thế giới Phật kết hợp lại thành một tầng. Hai mươi tầng như vậy kết hợp lại thành một Hoa tạng thế giới. Vũ trụ có vô lượng vô biên  hoa tạng thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét