BÁT NHÃ THI KÝ
Tuyển tập 2 – Thơ và ký
hoạ
QUẢNG KIẾN NGUYỄN VIỆT HỒNG
Trang 1-2
LỜI PHI LỘ
“Bát Nhã thi ký” là tập hợp những bản ký hoạ, kệ
và những bài thơ
về các triết lý, khái niệm khác nhau của Phật
giáo.
Những nét hoạ phong cảnh chùa, những vần thơ trào
hứng,
từ nguồn mạch tâm linh bình lặng, từ ý nguyện Quy
Y Tam bảo,
để vượt qua chặng đường cát bụi.
Dù tất cả những rung động hay phóng tác của nét
bút,
của thi ca, được tác giả lưu lại với bất cứ tâm thức
nào đi nữa,
thì chúng vẫn là kết quả đáng trân trọng trên con
đường tu để chứng.
Tùng lâm Hương Tích xin được giới thiệu,
tập thơ của tác giả Phật tử Quảng Kiến Nguyễn Việt
Hồng.
Sa môn Thích Minh Hiền
Trang 3-4
Mười năm tu Phật không dài nhưng cũng chẳng ngắn.
Vì nhiều nhân duyên: ĐÃ-ĐANG-ĐỂ,
Quảng Kiến nay tạm tổng kết, làm mốc quy chiếu để tiến
lên.
ĐÃ-ĐANG-ĐỂ
(ĐÃ)...
Mười năm tu Phật chưa ngừng nghỉ
Chẳng có chi khoe, nỏ muốn gì
(ĐANG)...
Tu mật, tham thiền, hành tịnh độ
Quán-Chân, ly-vọng: hướng Vô-vi
Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Lăng Nghiêm... học
Ngũ ấm giai không, ngũ-trí trì
Vô-hữu, diệt-sinh...giờ khái niệm!
Từ Bi Hỷ Xả...hạnh đang vì.
(ĐỂ)...
"Vô tận không thời vô tận ý
Thị chưa từng bận huống gì phi.”
Trang 5-6
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Vô biên diệu dụng: Nhất liên hoa
Lá cành gốc rễ thành hoa quả
Lâu chóng nhỏ to lực tác ra
Duyên khởi trùng trùng vô lượng pháp
Nhị môn tích bản: Nhất là đa
Thị khai ngộ nhập: Phật tri kiến
Diệu pháp liên hoa: Tướng Phật đà.
Trang 7-8
QUY Y TAM BẢO
Dẫn:
Đời người một thoáng
chiêm bao
Sống không tu chỉnh khác
nào sống mê.
Nhập:
Quy y Tam Bảo,
Quay về bản tâm thanh tịnh
xưa nay.
Kìa Bát-phong gió thổi
mây bay,
Nhà Vô-Sự hỏi là đây có phải?
Sáng rung chuông nhất tâm
hối cải,
Chiều gõ mõ niệm Phật tụng
kinh.
Thi thoảng trong tâm có
hiện vọng tình,
Kẻ mới tu giật mình giấc
mộng huyễn
Này tứ cú kệ, này Kinh vạn
quyển,
Này lý thời không, này
trí Bát Nhã.
Thoáng suy sao tỏ Phật -
Ma,
Bởi Lý Sự nó trùng trùng
duyên khởi.
Vạn pháp duy tâm lý đó mà
tới,
Vạn hạnh thật tính sự đó
mà đi.
Tâm phân biệt ấy có
Vô-Vi,
Hay để cảnh hiện tiền đưa
đi mãi?
Tỉnh thức từ đây không sợ
hãi,
Tu pháp chư Phật chẳng có
sai.
Càng tinh tiến Đạo-hạnh
càng cao!
Trang 9-10
CHÂN KHÔNG
Phật tính xưa nay vốn tịnh
thường
Xuất trần đại sự toả vầng
dương
Trì kinh niệm chú tâm
khai mở
Hành thiện giúp đời tỏ tấm
gương
Hỷ xả từ bi, chân diện mục
Ban vui cứu khổ, hiểu và
thương
Đêm ngày tỉnh thức, chân
không quán
Tịnh độ nhân gian, rõ con
đường.
DIỆU HỮU
Bản Tính vô hình, Tướng
diệu-không
Tham sân si hận bởi chưa
thông
Trùng trùng duyên khởi Sa
bà hiện
Kiếp kiếp luân hồi bởi
huyễn-không
Tỉnh mộng quay về soi tự
tính
Kéo rèm mở cửa đón vầng
đông
Bốn mùa như vậy tâm thanh
tịnh
Đối đãi ngại gì có với
không.
Trang 11-12
MẸ BÁT NHÃ
Mẹ từ tự tính sinh ra
Nuôi con khôn lớn dạy xa
não phiền
Nơi võng ru tới mọi miền
Nương nhân duyên khởi tu
thiền quán không
Mẹ là giọt nước lành
trong
Xoá tan hư huyễn thong
dong đi về
Mười phương cũng một miền
quê
Làm duyên khai ngộ giác
mê cho người
Mẹ là một đoá hoa tươi
Điểm tô chân lý ở nơi hồng
trần
Vì chúng sinh hiển pháp
thân
Từ Bi Hỷ Xả thập phần
viên thông
Muôn kiếp mẹ vẫn dõi
trông
Giúp đàn con nhỏ thoát
vòng tử sinh
Người là Bát Nhã tâm kinh
Dìu con từng bước tiến
trình ngộ Tâm.
Trang 13-14
CHÙA GIẢI OAN
Chùa Giải Oan đây Đức
Quan Âm
Nghe cầu và cứu độ chúng
sinh
An vui giải thoát hết não
phiền
Đến cửa thiền người người
tu thiện
Đây suối nguồn cam lộ
thiêng liêng
Nghe Phật sinh linh quy
chính pháp
Vững lái thuyền từ qua biển
khổ
Bên kia: bờ giác đến nơi
rồi.
Oan oan giải giải oan đâu
giải
Thân, tâm, ngã, pháp ấy:
Chân không
Trí, ngôn, đắc,hành: là
vô tướng
Quá khứ hiện tại đến vị
lai
Thuận theo tính chân vốn
không mê
Nguyện tu Phật thừa là vô
ngộ
Bờ mê huyễn hóa như trò dối
Thuyền từ phương tiện độ
chúng sinh
Bến giác an trụ mà vô trụ.
Trang 15-16
Mải tìm,
tâm giữa hư không
Mòn chân mỏi gối
Dặm không rã rời
Ta bèn,
Đến chốn không nơi
Ngồi nơi không chỗ
Thấy tâm chẳng rời.
TÍNH DIỆU
Vẫn nên đi đến chốn không
nơi
Để thấy rõ hơn cái chẳng
rời
Thủy, Hỏa, không-hư từ diệu
biến
Bất giác chẳng hiện, gió
mây thôi.
Trang 17-18
PHÁP THÂN
Đêm đông chùa vọng tiếng
chuông ngân
Sóng ánh trăng thanh cảnh
sáng ngần
Ngọn cỏ đầu sương bừng tỉnh
ngủ
Tháp vương đỉnh bạc chiếu
xa gần
Tâm thôi tục lụy: trần
không vướng,
Vạn tượng Sum la hiển
pháp thân.
Ai rõ Chân-không và Diệu-hữu,
Vô-vi cảnh giới mới thêm
phần!
PHƯƠNG TIỆN
Pháp giới tịch nhiên chẳng
thể mờ
Có chăng cũng ở chỗ văn
thơ
Sớm về ai đã là nhanh biết
Muộn đến người chưa tỉnh
giấc mơ.
Xứ diệt tâm hành chư Tổ dạy
Ngôn thời khác biệt bởi
căn cơ
Nếu hay đạo cả vô phân biệt
Phương-tiện tuỳ duyên chớ
hững hờ.
Trang 19-20
TÍN
Niệm A Di Đà
Sớm thoát Sa Bà
Sinh miền Cực Lạc
Não phiền trôi xa!
NGUYỆN
Niệm A Di Đà
Điên đảo tránh xa
Tâm thường tịch tĩnh
Dẹp hết ấm ma!
HẠNH
Niệm A Di Đà
Tính Phật, tính ta
Thấy cùng một thể
Hết cảnh Sa bà!
HÀNH
Niệm A Di Đà
Hết thiện với tà
Rời xa phân biệt
Theo bước Phật Đà!
CHỨNG
...theo bước Phật Đà
Tự giác, giác tha
Vãng sinh Cực Lạc
...Tịnh độ tâm Ta!
Trang 21-22
VÔ TRỤ
Con đò dẫu vắng người đưa
Dòng sông vẫn chảy sớm
trưa nắng đời
Đến đi nhưng chẳng có rời
Đò này vô trụ chở người
vô tâm.
THUYỀN KHÔNG
Tâm bình cõi tạm hiểu
thương thôi
Mây trắng đường xưa tĩnh
lặng rồi
Sáng nắng chiều mưa đời
huyễn ảo
Lên cao xuống thấp nghiệp
không rời
Tu hành tinh tiến điều
chân thật
Bát nhã thuyền không rẽ
sóng chơi
Rực ánh quang minh đưa dẫn
lối
Tâm bình cõi tạm hiểu
thương thôi
Trang 23-24
THÂN THỤ TÂM PHÁP
Quán thân bất tịnh
Sự vật tướng tâm
Huyễn huyễn minh minh
Chẳng mình, chẳng vật
Thân là bất tịnh.
Thụ quán là khổ
Khổ hạnh là tà
Có vui có khổ
Thế tục mãi khổ
Quán thụ thị khổ.
Quán tâm vô thường
Chạy khắp mọi đường
Tạo lắm tai ương
Chấp thường chấp đoạn
Cõi tục: vô thường.
Quán pháp vô ngã
Sinh diệt giả dối
Duyên diệt duyên sinh
Người không ta chẳng
Luân hồi:vô ngã.
Trang 25-26
TÌM EM
Tìm em ở bến chân Tâm
Dong thuyền Bát-Nhã âm thầm
anh qua
Duy-Thức tướng sóng gần xa
Lăng-Nghiêm đại định bao
la đất trời
Pháp-Hoa một đoá sen tươi
Ngời trong ánh mắt mười
phương Sa Bà
Chính tà một thể Duy-Ma
Rời xa vọng tưởng
Lăng-Già truyền trao
Tĩnh tịch mặc kệ trần xao
Thấy em vẫn đó chưa bao
giờ rời.
Trang 27-28
TIỂU THỪA
Theo gió chiều nay rời chốn
cũ
Thời gian mặc kệ tiết
xuân thu
Rời xa vọng tưởng miền hư
ảo
Tránh lại quẩn quanh vũng
nước
ĐẠI THỪA
Thế gian hám cảnh vũng nước
tù
Hành Bồ tát đạo nguyện
thanh tu
Uế trược ra sao đều huyễn
ảnh
Đạo thành cũng ở lục căn
thu.
Trang 29-30
ĐI LÀ TỚI
Mọi sự đều phải tự ta
Cơm ăn áo mặc cũng thế mà
Đường xa vạn dặm đi là tới
Muôn nẻo luân: hồi bước
chân ra
TỪ ĐÀM GIÀ LAM
Bước tới Từ Đàm hết nói
năng
Đèn kia có sáng chẳng bằng
trăng
Sớ sao cũng chỉ là mây
gió
Đốm lửa tro tàn: nước
đóng băng.
Trang 31-32
TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA
Đông Độ xưa kia Tổ hóa
duyên
Một mình quẩy dép dụng
phao thuyền
Chín năm bích diện ngài
tu quán
Vô thỉ chúng sinh quên bản
nguyên
Tuệ Khả cầu sư tìm sự thật
Vì tâm tối thượng chặt hữu
quyền
Từ da tới tủy đường tu chứng
Sư tổ truyền Tâm: chính
pháp truyền.
Trang 33-34
CHÂN KHÔNG
Không đây là chẳng có chi
Có thì cũng chẳng là gì
nên không
Không đây chẳng phải có
không
Có là Diệu-hữu Không là
Chân-không
DIỆU HỮU
Vạn pháp bản lai chẳng
có-không
Có chăng thế tục nợ đèo bồng
Không là không tướng ta cần
rõ
Diệu-hữu, Chân-không vốn
vẫn đồng.
Trang 35-36
ĐỘNG ĐẠI BINH
Đại Binh tĩnh mịch cõi
Hương Thiên
Có bóng hình ai trước cửa
thiền
Thuở trước anh hùng lưu sử
sách
Giờ đây còn lại hạnh
trung kiên
Một thanh gươm vạch trời
ngang dọc
Bão táp há dời được nguyện
riêng
Đại địa viên dung là đúng
lý
Chẳng còn tướng ngã, chẳng
còn phiền.
Trang 37-38
THIỀN TỊNH MẬT
Hãy nên tu thiền
Bỏ chấp nhị nguyên
Xa rời đối đãi
Sạch hết não phiền.
Thường tu tịnh độ
An vui chẳng khổ
Sinh gặp Phật Đà
Lo gì chẳng ngộ.
Quán tưởng chân thật
Tinh tiến tu mật
Tịnh thân-khẩu-ý
Thì mau quả Phật.
KỆ THỈNH CHUÔNG
Tu Tâm dưỡng tính
Cùng thỉnh chuông minh
Pháp thân ứng hiện
Địa ngục nghe kinh
Tam đồ hết khổ
Bát nạn tiêu khuynh
Thường tuỳ Phật học
Cứu độ chúng sinh
Tài danh xin gửi
Bất diệt bất sinh.
Trang 39-40
THIÊN TRÙ
Đã lâu sam cảnh chẳng về
nhà
Nhớ tiếng chuông chùa vọng
xa xa
Thung thẳm núi cao chim
đua hót
Rừng già mây rủ với ngàn
hoa
Rêu phong cạnh đá in bóng
núi
Dâu bể vơi đầy đã trôi
qua
Bao giờ mưa bão đời ngừng
nghỉ
Ta lại đi về với chính
ta.
Trang 41-42
XƯA- NAY
“Thu lai bất báo nhạn lai
quy
Lãnh tiếu nhân gian tạm
phát bi
Vị báo môn nhân hưu luyến
trước
Cổ sư kỷ độ tác kim sư.”
( Kệ thị tịch Tổ sư Từ
Đạo Hạnh )
Chẳng phải thu về nhạn mới
bay
Cười cho thế sự trả rồi
vay
Sao không chính niệm rời
năng sở
Tỏ bản Tâm xưa chẳng khác
nay.
( Quảng Kiến hoạ thơ Tổ
)
Trang 43-44
THANH TỊNH CẢNH
Chuông vang thức tỉnh nơi
nơi
Gieo duyên chân lý khắp
trời nở hoa
Suối trong chảy khắp sơn
hà
Vui thanh tịnh cảnh mặc
tà huy bay.
Trang 45-46
VÔ ĐỘNG
Chẳng đến cùng đi chốn bụi trần
Tâm thường hỷ xả những
tham sân
Ngoài trong như vậy thường
vô động
Mặc gió mây ngàn có với
không.
TÂM ĐỊA
Trạch đắc long xà địa khả
cư
Dã tình chung nhật lạc vô
dư
Hữu thời trực thướng cô
phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh
hàn thái hư.
( Tổ Không Lộ )
Ở nơi tâm địa mới chân tu
Vui xuất thế gian lục căn
thu
Thi thoảng dạo chơi đầu
chóp núi
Cười to một tiếng biến
không hư.
(Quảng Kiến họa thơ )
Trang 47-48
TỰ TÍNH
Tự tính chỉ là tự tính
thôi
Tính đi tính lại, tính
luân hồi
Tuỳ duyên ảnh hiện mà
Không- tính
Tự tính thế nào?... tư
tính coi?!
Mỏi mắt nhân gian nhuốm bụi
hồng,
Con đường tu đạo sẽ viên
thông.
Mênh mang sinh diệt nơi trần
thế,
Mải miết đi về với chủ
ông
Tinh tiến xa rời không với
có,
Muôn đời tự tại có cùng
không.
Bích chi, La Hán, đây Bồ
Tát,
Chư Phật, chúng sinh tự tính
đồng.
Trang 49-50
VIÊN GIÁC
Có không vô trược thể
giác viên
Bản thể Chân không ấy
quán thiền
Diệu dụng Bồ đề là đắc đạo
Thập Ba la mật độ nhân
thiên.
NGŨ ẤM LĂNG NGHIÊM
SẮC ẤM
Bất giác khởi nên hình
Sắc ấm từ tâm sinh
Luyến lưu cùng thức vọng
Chẳng thấy tính Diệu-Mminh.
THỌ ẤM
Theo vọng ấy chúng sinh
Giác tâm theo thật lý
Vạn vật chẳng hợp ly
Bồ đề thường tịch tĩnh.
TƯỞNG ẤM
Bóng kia bởi có hình
Chẳng diệt với chẳng sinh
Bọt nước thì cũng vậy
Lay động mới nên hình.
HÀNH ẤM
Bởi thấy giác làm minh
Nên hình thành năng- sở
Sáu căn thường trăn trở
Ngăn ngại tự tâm mình.
THỨC ẤM
Luyến lưu tình với cảnh
Đâu rồi cái minh - anh
Huyễn hư là không thật
Pháp giới tính-diệu
thành.
Phá NGŨ ẤM ma:
Sáu căn tuỳ dụng công
Phát khởi tính viên thông
Ngoài tri và ngoài trí
Rõ mây nước vẫn đồng.
Trang 51-52
TÂY THIÊN
Muốn đến Tây thiên
Trước hành thập thiện
Bỏ các ác hành
Tinh tiến đi nhanh
Chăm tu thiền định
Tùy duyên nhưng tịnh.
Cứu khắp hữu tình
Ngộ tính Chân không.
Tinh tiến tu tâm
Nhập pháp thậm thâm
Tâm không Tâm có
Thấy rõ chẳng nhầm.
Đó là cốt lõi
Chẳng còn thưa hỏi
Vì còn lời nói
Chẳng phải chân thiền
Ở cõi Tây Thiên.
THIỀN TÂM
Tu hành theo Phật tỉnh
không say
Tam tạng kinh văn lý hiển
bày
Bát nhã sắc không vô sở
trụ
Lăng Nghiêm tính thấy rõ
đêm ngày
Non xanh, thật tướng hoa
chân lý
Nước biếc, thiền tâm bóng
Thiện tài
Xuân đến ngàn hoa khoe sắc
thắm
Tu hành theo Phật tỉnh
không say.
Trang 53-54
THẤT NGÔN BÁT CÚ
Thất đại xưa nay vốn thể-không
Ngôn từ văn ngữ: nghĩa là
đồng
Bát đường thánh đạo: theo
đại trí
Cú thật, viên thông: đó
Phật tông.
GIẢI THOÁT KHÁI NIỆM
Giải-thoát tâm mình, giải-thoát
đau
Vấn-vương nghiệp cũ, vấn-vương
sầu
Tâm-ta vốn sẵn, tâm-ta nhớ
Nương-nhờ người độ,
nương-nhờ đâu
Tự-giác giác tha, tự-giác
đúng
Tu-hành giải đãi, tu-hành
lâu
Tử-sinh khái niệm, tử-sinh
khổ
Khái-niệm đoạn thường,
khái-niệm nhàu!
Trang 55-56
Ngũ quán QUÁN THẾ ÂM BỒ
TÁT
Chính quán Quan Âm đã luyện
tu :
Quán-chân đã phá hết lao
tù
Quán-tâm-thanh-tịnh không
còn nhiễm
Quán từ, bi quán : hết mê
ngu
Quán-chân-trí-tuệ : là
tinh tiến
Quảng đại Phật thừa :
nguyện tịnh tu
Chính tín chúng con :
nghe Phật dạy
Muôn đời, muôn kiếp : khó
không từ.
Trang 57-58
TỰ TẠI
Pháp giới diệu hữu đá và
hoa,
Bất biến tuỳ duyên cõi Sa
bà.
Tầm đạo tham cầu nơi chốn
lạ,
Chẳng bằng tự tại ở quê
nhà.
PHẬT CƯỜI
Bàn chuyện có-không,
Phật mỉm cười.
Đi đây đi đó, lãng du
chơi,
Khởi duyên nên vật không
thành có
Duyên hết sự sự có hoá
không
Sướng khổ buồn vui, lên rồi
xuống
Xuân tàn hạ tới, ngắm hoa
tươi
Đã về đã thấy quê hương
cũ
Hỏi tử với sinh Phật lại
cười.
Trang 59-60
BẤT NHỊ
Người về
từ chốn chẳng đi
Trụ nơi không chỗ
Vô vi tháng ngày.
Người về,
chốn chẳng chính tà.
Phật, Ma cũng vậy,
hoá ra độ người.
Ta về,
lấy cái không-Ta.
tướng Ma, tướng Phật,
rời xa huyễn hình.
Ta về,
với ánh quang-minh
Ngồi nơi tịch tĩnh
hiện hình Chân-không.
Người-Ta
Cũng chẳng gần-xa
Nhập là không một
tách là Không-Hai.
Trang 61-62
CHÙA THIÊN MỤ
Bảy tầng tháp cổ giữa
hàng cây
Chuông điểm pháp âm tiếng
vọng đầy
Thoang thoảng trầm hương
vơi tục lụy
Mơ màng danh vọng chợt
tan ngay
Bến xưa thanh tịnh đang
chờ đợi
Thuyền lạc chốn nào hãy tới
đây
Phật tích chuyển lưu
Hương giang chảy
Bóng chùa Thiên Mụ ẩn
trong mây.
Trang 63-64
12 NGUYỆN PHẬT DƯỢC SƯ
Tịnh Lưu Ly là nơi đức Phật
Dược Sư quang minh chiếu
vô biên
Có mười hai nguyện lớn,
như sau:
Nguyện thứ nhất hào quang
sáng suốt
Giúp chúng sinh không
khác Như Lai
Thứ hai thân sáng ngọc
trong
Hào quang soi khắp muôn
loài chúng sinh
Thứ ba phương tiện tuỳ
duyên
Độ cho đại chúng nguyện
tâm viên thành
Thứ tư dạy pháp đại thừa
Khiến người tà đạo theo về
chính chân
Nguyện thứ năm đắc bồ đề,
Khiến người phá giới dần
dần tịnh tâm
Tịnh Lưu Ly là nơi đức Phật
Dược Sư quang minh chiếu
vô biên
Có mười hai nguyện lớn,
như sau:
Nguyện thứ nhất hào quang
sáng suốt
Giúp chúng sinh không
khác Như Lai
Thứ hai thân sáng ngọc
trong
Hào quang soi khắp muôn
loài chúng sinh
Thứ ba phương tiện tuỳ
duyên
Độ cho đại chúng nguyện
tâm viên thành
Thứ tư dạy pháp đại thừa
Khiến người tà đạo theo về
chính chân
Nguyện thứ năm đắc bồ đề,
Khiến người phá giới dần
dần tịnh tâm
Trang 65-66
BÁC SỸ TÂM MINH LÊ ĐÌNH
THÁM
Kiến tính là Tâm Minh
Sa bà hiện độ sinh
Cùng Gia đình Phật tử
Nhập một pháp viên minh.
Trùng trùng Lý duyên khởi,
Pháp tính rời cũ-mới.
Báo ân trong muôn một,
Phương tiện, thuận dòng
khơi.
Lăng-nghiêm: pháp chính
Tông
Duy-thức: chủ nhân ông
Tam tạng: nêu chân lý
Hậu học: nguyện viên
thông.
Trang 67-68
NIẾT BÀN
Trí bát nhã sâu chẳng thể
bàn
Chân không Diệu hữu độ
nhân gian
Thuyền to phương tiện qua
bờ giác
Giải thoát chúng sanh tới
niết bàn.
Ngọc Thiền soi rạng khí
non sông
Bước đến mới hay tính thể
đồng
Suối chảy bao quanh: hình
vạn tượng
Mây vờn đỉnh núi: tướng
chân không
Âm vang Bát nhã nguồn
chân lý
Tịch tĩnh niết bàn rõ sắc
không
Thanh tịnh tu hành vô chướng
ngại
Sa Bà phương tiện nguyện
viên thông.
Trang 69-70
VỊNH CHÙA DIÊN KHÁNH
Mây trời thanh tịnh cảnh
tây phương
Diên Khánh chùa nay khí
toả hương
Cây, đá, lá, hoa: tâm tĩnh tại
Sách đèn kinh kệ: tỏ vô
thường
Bay vờn suối cạn tùng
khêu bút
Động khẽ áo tràng trúc viết
chương
Giải thoát tâm mình thôi
tục luỵ
Từ bi trí tuệ hiểu và
thương.
Trang 71-72
QUÁN NIỆM
Ảo mộng nhân sinh thấy chứa
chan
Thầy ngồi quán niệm sự lầm
than
Nơi nơi sướng khổ lên rồi
xuống
Chốn chốn ử sinh hợp với
tan
Vô minh ái thủ: nhân phiền
não
Sân si tham độc: quả cơ
hàn
Phải chăng sinh chúng đều
tu cả
Vạn thuở xuân thu chẳng
phải bàn.
CHÂN NHƯ
Cũng bởi tâm mình ít có
tu
Năng trì Kkinh Phật học
minh sư
Xa lìa chấp trước tâm vô
nhiễm
Ly dục tu thiền bỏ huyễn
hư
Phương tiện tuỳ duyên
nhân hoá độ
Thuận dòng sinh tử hạnh
bi từ
Đến đi như vậy thường
tinh tiến
Luân hồi lục đạo hóa Chân
như.
Trang 73-74
DIỆU TƯỚNG
Duyên ai thấy được Mạn đà
la
Tánh không Bát nhã hiện
thân ra
Tu hành chân thật miền
thanh tịnh
Toả sắc lưu hương khắp mọi
nhà
Mặc thế huyễn hư đầy mộng
ảo
Thân cành cội rễ vững bồn
hoa
Đỏ xanh hồng trắng đều
trân quý
Diệu tướng Chân như: Bát
đát ra!
( Bát đát ra: Từ bi cứu độ chúng sinh )
PHẬT TÂM
Phật về từ bến chân Tâm
Thậm thâm vi diệu hương
trầm toả xa
An nhiên trong cõi Sa bà
Sen hồng bảy bước gần xa
được nhờ
Trên trời dưới đất tỉnh
mơ
Bao nhiêu mộng ảo bây giờ
mới hay
Phật ngày xưa, Phật ngày
nay
Một tâm chân thật hiện
bày mười phương
Dù cho vạn pháp vô thường
Phật tâm mãi mãi miên trường
thời gian.
Trang 75-76
Giác ngộ khi xưa cội Bồ Đề,
Thế tôn tỏ rõ đường về
Chân như.
Chúng con giờ cứ huyễn
hư,
Đuổi hình bắt bóng cũng từ
tâm mê.
Nơi xa con đã trở về,
Nơi đây cõi Phật bồ đề
tâm linh.
Đạo tràng vang vọng lời
kinh,
Xóa trong con những ngục
hình thế gian.
Ngày xưa sinh tử gian
nan,
Ngày nay ơn Phật niết bàn
nguyện tu.
Trang 77-78
VỀ-ĐI
Đi tìm,
giọt nước viễn khơi
Bỏ rơi nguồn cội ở nơi
ban đầu.
Về tìm,
quá khứ nơi đâu?
Chân chim lưu dấu trên đầu
đó thôi
Về-đi!,
dừng những gọi mời
Chân tâm vô trụ nói lời
vô ngôn.
TÂM GÌ
Tâm gì?
Chẳng có ồn ào
Chẳng cơn sóng dậy,
chẳng gào thét chi.
Tâm gì?
Là lý Vô vi
Là cơn gió nhẹ,
xoá đi huyễn tình.
Tâm gì?
Chẳng đục, chẳng trong
Không đi không đến,
thoát vòng tử sinh.
Tâm gì?
Vô tướng, tuệ quang
Chẳng sinh chẳng diệt
Tùy duyên, hóa thành.
Tâm gì?
Thật tướng vẹn toàn
Sướng vui cũng mặc
Chẳng cần lợi danh.
Tâm gì?
Vạn vật hóa thành
Như như vô ngại,
Thể là Chân như.
Trang 79-80
VÔ VI
Cư sĩ, xuất gia cũng chẳng
vì
Mặc cho thế sự đấu và thi
Đồng ngài Thượng Sỹ xua
mây ám
Tiến thẳng đại thừa, dẹp mạn
nghi
Xuân hạ thu đông tâm
không đổi
Dòng đời xuôi ngược vẫn
Vô-vi
Bồ đề hạnh nguyện chưa ngừng
nghỉ
Hoá độ chẳng màng sự đến-đi.
Trang 81-82
TỊNH ĐỘ
Tịnh độ tự tâm thành
Đạo tràng chốn tịnh thanh
Tu hành từng bước một
Tích tụ biển sẽ thành.
XUÂN VỀ
Chẳng phải xuân về mới trổ
hoa,
Cũng từ xuân đến, tết nhà
nhà.
Tình người tính cảnh, đâu
phân biệt,
Đời đạo một nhà, không
tách xa.
Mùa hạ hoa tàn, xuân lại
nở,
Mê mờ trí tuệ, học thông
ra.
Phải chăng xuân hạ vòng
xoay ấy,
Tỉnh thức đêm ngày mới
chính ta.
Trang 83-84
MỤC LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét